Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Biếng ăn: Nguyên nhân & Điều trị

11:23:30 28/03/2008

Biếng ăn là một tình trạng phổ biến hay gặp hiện nay ở bé, và càng ở những gia đình quá quan tâm đến ăn uống của bé, bắt bé ăn quá nhiều thì bé lại càng biếng ăn. Vậy thế nào thì gọi là bé bị biếng ăn?

Bé được coi là biếng ăn khi thời gian một bữa ăn kéo dài trên 30 phút, số lượng thực phẩm chỉ bằng ½ so với tiêu chuẩn của lứa tuổi và có thái độ không hợp tác.

Dựa vào 3 yếu tố sau:

- Thời gian bé ăn trong một bữa.

- Số bữa ăn và lượng thức ăn trong một ngày.

- Trạng thái tinh thần của bé trong bữa ăn.

Bình thường một bữa ăn của bé kéo dài khoảng 15-20 phút, tối đa là 30 phút. TBéđược coi là biếng ăn khi thời gian kéo dài trên 30 phút.

Số bữa ăn và lượng thức ăn phụ thuộc vào tuổi của bé, ví dụ bé 1 tuổi cần ăn 3-4 bữa cháo (bột)/ngày + 500ml sữa; nếu bé chỉ ăn được 2 bữa hoặc ít hơn 250ml sữa/ngày thì được coi là biếng ăn.

Khi ăn ngon miệng bé sẽ vui vẻ, hào hứng và hợp tác tốt với người cho ăn, còn bé biếng ăn thì thường gào khóc, không há miệng, quay mặt đi...

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của bé : Có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nhóm nguyên nhân chính sau đây:

- Bé bị bệnh: Tất cả các bệnh nhiễm khuẩn đều gây ra chứng biếng ăn, dù là nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính như viêm V.A, viêm tai, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bệnh cúm, ho gà... tiêu chảy, viêm dạ dày, ruột, viêm gan, các bệnh đường mật; một số bệnh lý toàn thân khác: còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin...

Ngay cả khi mọc răng bé cũng có thể biếng ăn: biếng ăn xuất hiện mấy tuần lễ trước khi mọc răng, khi răng đã nhú khỏi lợi bé lại ăn bình thường.

- Do sai lầm về ăn uống: Do thay đổi chế độ ăn, bé chưa quen với món ăn mới, cai sữa đột ngột hoặc quá chậm, cho bé ăn quá nhiều khiến bé không tiêu hoá hết thức ăn ăn vào, ăn quá ít, chế độ ăn không cân đối, cách chế biến thức ăn không hợp với khẩu vị của bé, bắt bé ăn một loại thức ăn trong nhiều ngày, nhiều tuần, cách chế biến không phù hợp với lứa tuổi của bé.

- Do yếu tố tâm lý: Thường gặp ở các gia đình quan tâm, lo lắng quá mức đến bữa ăn của bé, bắt bé ăn quá nhiều. Người cho ăn có thái độ không đúng: đánh đập, bóp mồm, bóp mũi bé, khiến bữa ăn của bé thành nỗi sợ hãi kinh hoàng ảnh hưởng tới tâm sinh lý của bé, mỗi khi nhìn thấy bát bột, bình sữa là bé đã sợ hãi. Ngoài ra yếu tố tâm lý còn do thay đổi môi trường sống, thay đổi người chăm sóc bé.

- Do tâm thần: rất ít gặp, chỉ chuẩn đoán khi đã loại trừ các nguyên nhân trên, chứng biếng ăn xuất hiện sớm trong vòng 2-3 tháng đầu, bé không chịu ăn uống gì, giãy giụa kêu khóc, ngoài bữa ăn bé hoàn toàn bình thường: thông minh nhanh nhẹn, hiếu động, nhưng dễ xúc cảm. Hiện nay người ta coi chứng này như là một “phản ứng chống đối” của đứa bé với gia đình. Nói chung các nguyên nhân gây biếng ăn thì rất mhiều và thay đổi tuỳ theo tuổi, cần thăm khám kỹ thì mới tìm được nguyên nhân xác thực.

Những bệnh lý đường tiêu hoá có ảnh hưởng đến tình trạng biếng ăn của bé hay không?

Những bệnh lý đường tiêu hoá ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng biếng ăn ở bé. Trong trường hợp bé bị tiêu chảy do tổn thương niêm mạc ruột (lớp vi nhung mao) là nơi sản xuất ra các men tiêu hoá và hấp thu thức ăn, khi bị tổn thương, men tiêu hoá bị giảm, sự hấp thu thức ăn cũng bị giảm, bé dễ bị đầy bụng, do thức ăn không được hấp thu, mặt khác khi bị tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến thiếu các vi chất dinh dưỡng như : kẽm, đồng, sắt,... cũng gây nên tình trạng biếng ăn của bé vì các vi chất dinh dưỡng này tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể, tham gia vào cấu tạo các men xúc tác các phản ứng hoá học trong cơ thể.

Mặt khác những bé hay bị rối loạn tiêu hoá thì các bà mẹ hay cho bé ăn kiêng, chỉ ăn một loại thức ăn nhất định, không thay đổi được thường xuyên khẩu vị cho bé cũng là nguyên nhân làm bé biếng ăn.

Tình trạng biếng ăn lâu dài ảnh hưởng như thế nào đối với sức khoẻ và sự phát triển của bé?

Nếu biếng ăn lâu dài, bé sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển cân nặng, chiều cao, suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, thiếu máu, còi xương và hậu quả cuối cùng là bị suy dinh dưỡng.

Biếng ăn khiến bé gầy yếu và một bé gầy yếu do biếng ăn thì càng biếng ăn hơn. Giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?

Biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, khi bé bị suy dinh dưỡng lại càng biếng ăn hơn nó tạo thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị. Vì vậy khi bé mới biếng ăn phải tìm cách khắc phục ngay, không nên để tình trạng biếng ăn kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Khi bé biếng ăn không nên cho bé nhịn ăn, càng nhịn ăn bé càng biếng ăn hơn, vì khi nhịn ăn, men tiêu hoá không được tiết ra làm cho tình trạng biếng ăn càng trầm trọng. Nên cho bé ăn ít một, ăn nhiều bữa trong ngày, thay đổi cách chế biến, thay đổi thường xuyên các món ăn đa dạng trong ngày. Cho bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân biếng ăn và có hướng điều trị chính xác, kịp thời.

Theo Tiếp Thị & Gia Đình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo