Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Chuẩn bị một thai kỳ hoàn hảo

10:10:00 25/09/2015

Để việc thụ thai được thuận lợi và bảo đảm sức khỏe cho 2 mẹ con, bạn và chồng cần lên kế hoạch về việc thụ thai trước ít nhất 3 tháng.

Trong đó, giữ gìn sức khỏe; xem xét chế độ ăn uống; những nguy cơ từ môi trường sống, công việc và các kế hoạch tài chính trong gia đình ngay từ thời điểm này sẽ giúp thai nhi an toàn và bà mẹ giảm được những căng thẳng suốt 9 tháng sắp tới.

Đối với người vợ:

Quá trình thụ thai thường diễn ra trước 2 tuần so với kỳ kinh tiếp theo và bạn chỉ biết rằng mình có thai khi thai đã được 3 tuần tuổi. Giai đoạn từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8 là giai đoạn hình thành nhưng bộ phận bên ngoài và các cơ quan bên trong. Đây cũng là giai đoạn rất nhạy cảm đối với thai nhi vì bào thai có thể gặp nguy hiểm trước các tác động và cơ thể người mẹ (ăn; uống; khói thuốc; rượu bia, vận động của mẹ)

Sức khỏe của người mẹ trong thai kỳ có liên quan mật thiết với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, cũng như tình trạng tiết sữa sau khi sinh.

Độ tuổi mang thai

Tuổi có con thích hợp cho phụ nữ hiện đại là từ 25 - 30 tuổi. Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, khoảng cách mỗi lần sinh nên tối thiểu là 3 năm.

Ngừng các biện pháp tránh thai

Ngừng sử dụng các loại thuốc tránh thai (hoặc hormone dạng tiêm) và đợi kinh nguyệt đều đặn trở lại tối thiểu là 3 chu kỳ. Nên khuyến khích chồng sử dụng BCS trong thời gian này.

Hãy ghi chép các chu kỳ kinh của mình để đối chiếu với thời điểm thụ thai. Điều này sẽ giúp bạn tính tuổi thai và thời gian dự sinh của bé.

 

Trao đổi với bác sĩ và khám tổng quát

Hãy bắt đầu tìm cho mình những bác sĩ hoặc người thân có kinh nghiệm để trao đổi về kế hoạch mang thai của mình.

Khám tổng quát và xét nghiệm cũng như tiêm phòng nếu thấy cần thiết và có lời khuyên của bác sĩ: Sởi Đức (rubella); Cúm; Viêm gan siêu vi; Thiếu máu; Suy dinh dưỡng. Nếu muốn tiêm phòng thì các mũi tiêm cách thời điểm thụ thai 3 tháng. Lưu ý khám và xét nghiệm phụ khoa, tránh nhiễm khuẩn. Bạn cũng nên đến các phòng khám nha khoa.

Nên hỏi bác sĩ đối với các loại thuốc đang uống hoặc dự định uống. Có thể bác sĩ sẽ đổi thuốc để phù hợp với thai kỳ của bạn.

Các bệnh mãn tính hoặc gây cản trở thai kỳ

Nếu bạn bị tiểu đường, cao huyết áp hay các bất thường ở hệ tuần hoàn (suy tim, bệnh tim bẩm sinh) thì bạn sẽ cần sự phối hợp giữa các bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ sản khoa trong suốt thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng

Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, nghĩa là ăn ít mỡ động vật, ăn trái cây và rau tươi hàng ngày.

Uống thêm viên sắt và bổ sung axit folic để giúp bé giảm nguy cơ tổn thương ống thần kinh

Sắt có trong các thức ăn tự nhiên như thịt bò, thịt gia cầm sẫm mầu, cá ngừ, cá hồi, trứng, đậu phụ…

Axit folic có trong các thức ăn tự nhiên như: rau cải, cam, chanh, bưởi, bí đao, sữa, các loại ngũ cốc, bánh mỳ; tim gan gia cầm…

Ngoài ra, bạn có thể dùng viên multivitamin (hỗn hợp gồm nhiều vitamin khác nhau) có chứa 400 milligrams axit folic hằng ngày.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng quá tải Vitamin A; D; Calci (Canxi) gây hại cho cơ thể 2 mẹ con.

Không nên ăn: Những thức ăn nhanh như khoai tây rán, các loại nước uống có gas và đường hóa học...

Không nên ép cân, ăn kiêng hoặc ăn chay vào giai đoạn này cũng như toàn bộ quá trình mang thai và cho con bú.

Cân nặng

Quá béo hay quá gầy đều không tốt cho thai kỳ. Bạn nên chuẩn bị 6 tháng trước khi mang thai để ổn định cân năng phù hợp với chiều cao của mình

Những điều nên tránh

Không nên mang thai khi bị căng thẳng hoặc tình cảm bị xáo trộn.

Bia, cafein (trà, cafe, cola) là những thức uống nên tránh.

Không nên sinh hoạt trong nhiệt độ cao: Ngâm nước nóng, tắm hơi, sốt cao (đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ)

Mẹ hút thuốc: Dễ gây sẩy thai, chảy máu, sinh non, sinh nhẹ cân. Các bé sau khi ra đời cũng có chỉ số IQ thấp và cơ địa kém phát triển.

Mẹ uống rượu: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí não và thể chất của bé: Chậm phát triển, khiếm khuyết trên mặt…

Các chất kích thích hoặc gây nghiện làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, dị dạng bẩm sinh.

Rèn luyện cơ thể

Bên cạnh thói quen ăn uống tốt, bạn cần duy trì việc rèn luyện cơ thể đều đặn. Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên, như đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày, tập yoga, bơi lội…

Chuẩn bị tài chính

Trung bình bạn sẽ phải bỏ ra từ 15 – 25% mức thu nhập để lo cho bé, chưa kể đến những khoản tiền dự phòng, vì vậy việc quản lý chi tiêu trong gia đình thực sự là cần thiết.

Môi trường và công việc

Màn hình máy tính ngày nay được xác định là không gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên, với bất kỳ công việc gì, bạn cũng nên tránh khuân vác nặng, lên xuống cầu thang nhiều…

Nếu bạn đang làm việc hoặc tiếp xúc trong môi trường có các hóa chất như chì, thuốc tê, tia X; thủy ngân; acid (axit); gây mê thì nên đề nghị lãnh đạo chuyển mình sang bộ phận khác.

Dành thời gian tìm hiểu Luật và các Chế độ thai sản tại công ty.

Sắp xếp lại thời gian

Cần sắp xếp lại lối sống và cách làm việc của cả hai để đảm bảo có thời gian dành cho đứa con tương lai của bạn.

Duy trì thời gian ngủ ổn định để cân bằng sức khỏe và tinh thần của bạn.

Kiểm tra tính di truyền trong gia đình

Trước khi thụ thai bạn nên tìm hiểu trong gia đình xem có ai bị mắc bệnh di truyền không (bệnh Down, máu không đông, rối loạn nhiễm sắc thể…) và hỏi ý kiến bác sĩ để có sự tư vấn và chăm sóc đầy đủ.

 Minh Châu (mevabe.net)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo