- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
Nước dừa tươi là một trong số những đồ uống nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu.
-
Mẹ bầu nhai kẹo cao su có thể làm hại quá trình trao đổi chất của mẹ và bé.
-
Mẹ bầu nên ăn giảm carbohydrate trong tam cá nguyệt thứ hai.
-
3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm khác ...
-
Atisô giàu folate, choline, chất xơ nhưng ít chất béo.
-
Nho giàu folate, kali, photpho, magie hỗ trợ sức khỏe cho mẹ và thai.
-
Mẹ bầu không nên để bụng đói mới chịu ăn.
-
Các món dễ làm thai phụ ngộ độc hay nhiễm khuẩn còn có: xúc xích, thịt xông ...
Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5-6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
Ăn đủ 3 bữa chính và 3 bữa phụ hàng ngày
Cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:
- Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não); giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ; đồng thời, tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.
Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100g thịt, cá tùy loại, 100-180g đậu phụ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
Lưu ý tăng cân đủ: Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng từ 0,9kg tới 2,3kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu… |
- Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15g sắt mỗi ngày.
- Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi, mẹ dễ bị đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
- Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho bé, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim...
- Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa; vì vậy, ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.
- Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, quả tươi…
Đồ ăn cần cẩn trọng trong 3 tháng đầu
Caffein: Cafe không cần phải tránh hoàn toàn khi mang thai nhưng cần được hạn chế. Theo các bác sĩ sản khoa Mỹ, phụ nữ mang thai nên tiêu thụ ít hơn 200mg caffein mỗi ngày. Điều này tương đương với 300-400ml cafe. Đừng để bị lừa với các loại thực phẩm có ghi chú “không chứa caffein” vì chúng vẫn có thể chứa một lượng nhỏ caffein (bao gồm trà cafe, chocolate, nước soda).
Trong khi mối liên quan giữa caffein và sảy thai còn chưa chắc chắn thì caffein có thể gây ra các vấn đề khác trong thai kỳ như mất nước và chóng mặt. Tiêu thụ quá nhiều caffein còn liên quan đến bé sơ sinh nhẹ cân và làm tăng nhịp tim thai.
Thức ăn chứa vi khuẩn Listeria: Listeria thường hiện diện trong rau quả và thực phẩm chưa tiệt trùng, chẳng hạn như phomát mềm, thịt deli, hải sản chưa nấu chín, nước quả đóng hộp bị hỏng.
Để giảm nguy cơ nhiễm listeria, phụ nữ mang thai nên chọn loại phomát cứng hơn phomát mềm, loại bỏ sushi và chọn sữa hay nước quả có nguồn gốc và chất lượng tốt.
Ngoài ra, nên nấu chín lại những đồ ăn sẵn như xúc xích hoặc hấp chín lại đồ ăn khi chúng được bảo quản lạnh.
Cân nhắc với cá: Cá vừa có ưu điểm vừa có khuyết điểm cho phụ nữ mang thai. Ưu điểm bởi vì nó có chứa các loại dầu lành mạnh và là một nguồn protein nạc tối ưu. Khuyết điểm bởi vì nó có chứa thủy ngân, có thể có hại cho sự phát triển của bào thai.
Tuy nhiên, không phải tất cả cá có chứa cùng một lượng thủy ngân. Một số loại cá nên tránh hoàn toàn, bao gồm cá kiếm, cá thu và cá mập. Các loại cá khác nói chung là “ok” mặc dù số lượng cá nên ăn vừa phải. Các chuyên gia khuyến cáo, thai phụ nên ăn khoảng 200-300g cá mỗi tuần (tương đương 2-3 bữa cá cũng như hải sản).
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Cẩn trọng khi tẩm bổ bằng sâm, yến (14:16:00 10/08/2013)
- Món ăn giảm nghén (14:07:00 10/08/2013)
- 2 món tốt cho mắt thai nhi (13:56:00 10/08/2013)
- Thực phẩm cho bữa sáng của mẹ bầu (15:16:00 08/08/2013)
- ‘Bồi bổ’ cho mẹ bầu mùa thu (15:05:00 08/08/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |