- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
Nước dừa tươi là một trong số những đồ uống nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu.
-
Mẹ bầu nhai kẹo cao su có thể làm hại quá trình trao đổi chất của mẹ và bé.
-
Mẹ bầu nên ăn giảm carbohydrate trong tam cá nguyệt thứ hai.
-
3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm khác ...
-
Atisô giàu folate, choline, chất xơ nhưng ít chất béo.
-
Nho giàu folate, kali, photpho, magie hỗ trợ sức khỏe cho mẹ và thai.
-
Mẹ bầu không nên để bụng đói mới chịu ăn.
-
Các món dễ làm thai phụ ngộ độc hay nhiễm khuẩn còn có: xúc xích, thịt xông ...
Phốtpho và kali trong dinh dưỡng thai kỳ
Thiếu kali, mẹ bầu dễ bị chuột rút; còn thiếu phốtpho làm mẹ bầu thiếu máu, ăn không ngon miệng.
Phốtpho trong dinh dưỡng mẹ bầu
Phốtpho là một chất khoáng giúp xây dựng xương chắc khoẻ cho mẹ và bào thai đang phát triển (khoảng 85% phốtpho trong cơ thể được tìm thấy ở xương).
Phốtpho cũng đóng vai trò quan trọng trong co duỗi cơ, đông máu, duy trì hoạt động của thận, hệ thần kinh, khôi phục các mô và tế bào và duy trì nhịp tim bình thường. Phốtpho còn giúp cơ thể sử dụng năng lượng.
Hàm lượng phốtpho phù hợp:
- Phụ nữ đang mang thai: 700mg/ngày.
- Phụ nữ đang cho con bú: 700mg/ngày.
- Phụ nữ dưới 19 tuổi: 1.250mg/ngày.
Không cần bổ sung phốtpho khi mang bầu: Trong khi hầu hết vitamin bổ sung không chứa phốtpho thì mẹ bầu có thể dễ dàng nhận đủ chất khoáng này từ một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Một cốc sữa chua có thể cung cấp cho mẹ bầu 50% nhu cầu phốtpho mỗi ngày.
Phốtpho phải được cân bằng với canxi và kết hợp với vitamin D. Vì thế, để cơ thể hấp thu phốtpho tốt, mẹ bầu cần ăn đủ các sản phẩm giàu canxi như sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày.
Nguồn dinh dưỡng dồi dào phốtpho:
- Một cốc sữa chua trắng, không béo: 385mg.
- 90g cá hồi nấu chín: 251mg.
- ½ bát đỗ đen nấu chín: 241mg.
- 90g thịt bò: 189mg.
Ngoài ra, phốtpho còn có trong thịt gà, quả hạnh, đậu phụ, bơ lạc, trứng, bánh mỳ…
Dấu hiệu thiếu phốtpho: Thiếu phốtpho là khá hiếm, với dấu hiệu yếu ớt, thiếu máu, giảm thèm ăn…
Kali trong dinh dưỡng mẹ bầu
Nếu mẹ bầu phải chịu đựng chứng chuột rút khi mang thai, mẹ bầu có thể cần được bổ sung kali. Bởi vì thiếu kali (hoặc natri, canxi hay magiê) đều có thể gây chuột rút.
Hàm lượng kali cần thiết:
- Phụ nữ mang thai: 4.700mg mỗi ngày.
- Phụ nữ cho con bú: 5.100mg mỗi ngày.
Nguồn dồi dào kali: Hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt đều cung cấp kali cho mẹ bầu.
Một số thực phẩm chứa lượng kali cao:
- Một củ khoai lang nướng cả vỏ: 844mg.
- Nửa bát đậu tương: 579mg.
- 200g sữa chua: 579mg.
- Nửa bát soup cà chua: 549mg.
- ¾ cốc nước mận ép: 530mg.
- ¾ cốc nước carrot ép: 517mg.
- Một quả chuối: 422mg.
Ngoài ra, kali còn có nhiều trong rau chân vịt, quả mơ khô, nước cam, dưa hấu...
Bổ sung kali: Bổ sung kali dạng viên là không cần thiết. Một chế độ ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm sẽ giúp mẹ bầu đủ kali mỗi ngày, bởi nhận đủ kali qua đường ăn uống là cực kỳ dễ.
Dấu hiệu thiếu kali: Thiếu kali có thể do nôn (hoặc tiêu chảy) mạn tính. Thiếu kali có thể gây yếu ớt, mệt mỏi, co rút, táo bón và nhịp tim bất thường. Nên trao đổi với bác sĩ nếu mẹ bầu nghi mình bị thiếu kali hoặc thiếu các chất dinh dưỡng khác.
Ngọc Huê
- Lưu ý dinh dưỡng khi mẹ bầu tiêu chảy (07:57:00 18/08/2013)
- Món cho thai phụ sức khỏe yếu (09:10:00 16/08/2013)
- Dinh dưỡng mẹ bầu 6 tháng cuối (14:35:00 13/08/2013)
- Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu (14:18:00 13/08/2013)
- Cẩn trọng khi tẩm bổ bằng sâm, yến (14:16:00 10/08/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |