Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Dinh dưỡng mẹ bầu 6 tháng cuối

14:32:07 13/08/2013

Trong 6 tháng cuối thai kỳ, thai phụ không nên ăn nhiều chất ngọt để tránh tăng cân nhanh và phòng ngừa nguy cơ rối loạn đường huyết; chú ý giảm ăn mặn để tránh phù nề và cao huyết áp gây sản giật.

Ngoài ra, những thực phẩm sau thai phụ không nên ăn:

- Thịt hay hải sản sống, còn tái.

- Trứng luộc hay ốpla còn lòng đào. Trứng chưa chín có thể bị nhiễm khuẩn samonella. Vi khuẩn này có thể xuyên qua nhau thai, gây nhiễm trùng, nhiễm độc huyết thai nhi, gây sảy thai hoặc thai chết non.

- Các sản phẩm giò chả, thịt nguội, thịt hay cá xông khói chưa được hâm lại.

- Các loại rau sống, giá hay rau mầm sống. Các loại hoa quả sống, hoa quả thối, hỏng hay chưa rửa sạch để tránh ngộ độc.

- Rượu, bia, các loại nước uống có caffeine như càfe, coca...

- Không nên hút thuốc và tránh hít khói thuốc lá, các loại khói bụi và hóa chất độc hại khác.

- Thai phụ nên tránh ăn nhiều thực phẩm có vitamin A vì thừa vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh ở bé. Vitamin A có nhiều trong gan, carrot, đu đủ chín, gấc chín...

- Tránh dùng trà thảo mộc từ cây mâm xôi vì gây co thắt tử cung.

- Ngoài ra, thai phụ cần tránh những thực phẩm nhiều “năng lượng rỗng” như nước ngọt, kẹo, bánh ngọt… 

alt

Lời khuyên tăng cân hợp lý

Từ tháng thứ tư của thai kỳ, mẹ bầu đầu ăn ngon miệng, giảm triệu chứng nghén, hết nôn và thường thèm ăn vặt. Từ thời điểm này trở đi, mẹ sẽ tăng thêm khoảng từ 1,2kg đến 2kg mỗi tháng. Những thai phụ trước khi mang thai gầy ốm, nhẹ cân có thể tăng thêm từ 12,5kg đến 18kg. Chị em có thể trạng bình thường nên tăng từ 11,5kg đến 16kg; còn mẹ bầu đã dư cân, béo phì chỉ nên tăng từ 6kg đến dưới 12kg.

Lời khuyên cho thai phụ lúc này là nên có chế độ ăn kiêng hợp lý và tập thể dục để kiểm soát mức độ tăng cân (không để tăng cân quá nhiều). Mẹ bầu tăng cân hợp lý không hề ảnh hưởng tới trọng lượng em bé khi sinh ra mà còn giúp mẹ giảm nguy cơ bị tiền sản giật, tiểu đường, cao huyết áp trong thai kỳ hay nguy cơ sinh non. 

Quan niệm "mẹ bầu ăn cho 2 người” không có nghĩa là ăn gấp 2 lần bình thường mà là dùng những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự thay đổi sinh lý của mẹ và sự phát triển của bé. Mỗi bữa thai phụ không nên ăn quá no sẽ gây khó chịu, tiêu hóa kém.

Chú ý lựa chọn thức ăn tươi sống, giàu dinh dưỡng vừa giàu chất đạm vừa giàu canxi như cá cơm, tôm, cua, trứng, thịt gia cầm…; đồng thời, mẹ bầu ăn thêm nhiều rau củ, trái cây để cung cấp vitamin và chất khoáng.

Mẹ bầu cũng nên ăn thêm 2 hoặc 3 bữa phụ với những thực phẩm giàu chất đạm như trứng vịt lộn, nghêu, sò, hàu, sữa tươi không đường, uống thêm các loại sinh tố và ăn thêm các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ… Những thực phẩm này có nhiều chất béo omega 3, omega 6 giúp phát triển trí não của bé.

Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý lúc này cơ thể thai nhi đã hoàn chỉnh và phát triển nhanh nên đòi hỏi lượng dinh dưỡng cao, đồng thời chú ý phòng ngừa thiếu canxi. Vì thế thai phụ nên:

- Tập thể dục đều đặn, không để tăng cân quá nhanh, quá nhiều.

- Giảm ăn mặn để tránh phù nề và cao huyết áp gây sản giật.

- Không ăn nhiều chất ngọt để tránh tăng cân nhanh, phòng ngừa các nguy cơ rối loạn đường huyết trong thai kỳ.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo