- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
Nước dừa tươi là một trong số những đồ uống nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu.
-
Mẹ bầu nhai kẹo cao su có thể làm hại quá trình trao đổi chất của mẹ và bé.
-
Mẹ bầu nên ăn giảm carbohydrate trong tam cá nguyệt thứ hai.
-
3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm khác ...
-
Atisô giàu folate, choline, chất xơ nhưng ít chất béo.
-
Nho giàu folate, kali, photpho, magie hỗ trợ sức khỏe cho mẹ và thai.
-
Mẹ bầu không nên để bụng đói mới chịu ăn.
-
Các món dễ làm thai phụ ngộ độc hay nhiễm khuẩn còn có: xúc xích, thịt xông ...
Món cho thai phụ sức khỏe yếu
5 bài thuốc dưới đây kết hợp giữa thực phẩm và đông y, có tác dụng dưỡng thai, an thai, đặc biệt dành cho thai phụ sức khỏe yếu.
Bài 1
Nguyên liệu: 250g thịt bò tươi, 30g đẳng sâm, 15g hoàng tinh, 4 lát gừng tươi.
Cách chế biến: Thịt bò, các vị thuốc rửa sạch, thái miếng, tất cả cho vào nồi, đổ đủ nước, dùng lửa nhỏ hầm nhừ khoảng 2 tiếng, cho thêm gia vị, chia ăn nhiều lần trong ngày.
Tác dụng của bài thuốc: Bổ khí, kiện tì, dưỡng huyết an thai. Dùng thích hợp cho thai phụ bị huyết hư, biểu hiện bằng các triệu chứng hoa mắt,chóng mặt, hồi hộp trống ngực; mệt mỏi, ngủ kém, hay mê; sắc mặt nhợt nhạt, thai nhi chậm phát triển.
Lưu ý: Thai phụ đang sốt hoặc đại tiện lỏng do thấp nhiệt thì không được dùng.
Bài 2
Nguyên liệu: 2 quả trứng gà, 20g ngải cứu.
Cách chế biến: Lá ngải cứu rửa sạch, trứng gà luộc chín, bóc bỏ vỏ. Hai thứ cho vào nồi, đổ nước, đun nhỏ lửa 1-2 tiếng, nêm thêm gia vị, ăn trong ngày, dùng liên tục một tuần.
Món ăn có tác dụng: Ôn kinh, an thai, dùng thích hợp cho thai phụ có biểu hiện của chứng hư hàn, như sắc mặt nhợt nhạt, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng đau, mỏi gối; chán ăn, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, dễ sảy thai, âm đạo ra huyết.
Trường hợp động thai thể huyết nhiệt không dùng bài thuốc này.
Bài 3
Nguyên liệu: 2 con cá diếc, 15g lá tía tô, 6g sa nhân, 6 lát gừng tươi.
Cách chế biến: Lá tía tô, sa nhân, gừng tươi rửa sạch. Cá diếc mổ bụng, bỏ hết nội tạng. Tất cả cho vào nồi, nêm gia vị, đổ ngập nước, đun nhỏ, hầm kỹ khoảng 2-+3 tiếng, chia ăn nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc thích hợp cho thai phụ tỳ hư khí trệ, nôn và buồn nôn nhiều, ăn kém, chậm tiêu, bụng đầy trướng, mệt mỏi.
Bài 4
Nguyên liệu: Một con cá chép, gừng, 200g gạo nếp.
Cách chế biến: Cá ướp gừng, tẩm rượu, luộc chín, dùng nước và thịt cá nấu cháo.
Món ăn có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tì vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợ sữa
Hoặc cá chép để nguyên vảy nấu nhừ cùng 150g đậu đỏ, ăn cả cái và nước. Tác dụng an thai bổ máu, lợi tiểu, tiêu phù.
Bài 5
Nguyên liệu: 40g thục địa, 20g tục đoàn, 4g phá cố chỉ, 12g hoài sơn, 8g ý dĩ, 8g trạch lan, 16g đỗ trọng, 8g thạch hộc, 4g cam thảo tẩm mật ong nướng, 8g tỳ giải, 3 quả táo đen và 3 lát gừng tươi.
Cách chế biến: Sắc làm hai lần. Nước đầu đổ 800ml, sắc còn 200ml, gạn ra bát. Tiếp tục cho 600ml nước vào nồi, sắc còn 200ml. Trộn chung nước thuốc hai lần sắc, uống trong ngày. Mỗi đợt dùng khoảng 5 ngày.
Dùng bài thuốc trong trường hợp thai phụ đau lưng, đi tiểu nhiều, chân phù, bứt rứt khó ngủ, vào những tháng cuối thai kỳ.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Dinh dưỡng mẹ bầu 6 tháng cuối (14:35:00 13/08/2013)
- Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu (14:18:00 13/08/2013)
- Cẩn trọng khi tẩm bổ bằng sâm, yến (14:16:00 10/08/2013)
- Món ăn giảm nghén (14:07:00 10/08/2013)
- 2 món tốt cho mắt thai nhi (13:56:00 10/08/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |