- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
Nước dừa tươi là một trong số những đồ uống nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu.
-
Mẹ bầu nhai kẹo cao su có thể làm hại quá trình trao đổi chất của mẹ và bé.
-
Mẹ bầu nên ăn giảm carbohydrate trong tam cá nguyệt thứ hai.
-
3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm khác ...
-
Atisô giàu folate, choline, chất xơ nhưng ít chất béo.
-
Nho giàu folate, kali, photpho, magie hỗ trợ sức khỏe cho mẹ và thai.
-
Mẹ bầu không nên để bụng đói mới chịu ăn.
-
Các món dễ làm thai phụ ngộ độc hay nhiễm khuẩn còn có: xúc xích, thịt xông ...
Thai phụ không nên uống trà xanh
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, trà xanh giàu chất chống oxy hóa nên tốt cho sức khỏe con người nói chung nhưng với phụ nữ mang thai thì không nên dùng loại trà này.
Nguyên nhân
Trà xanh nhiều caffein sẽ làm cản trở quá trình hấp thu axit folic cho mẹ bầu. Axit folic là chất cực kỳ quan trọng vì giúp giảm nguy cơ khuyết tật thai nhi.
Ngoài ra, dùng trà xanh ngay sau bữa ăn còn làm giảm hấp thu sắt từ thực phẩm cho cơ thể mẹ bầu. Bởi thế, mẹ bầu nên tránh trà xanh.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai cũng cần kiêng trà xanh
Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên được bổ sung axit folic trong vòng 3 tháng trước có thai. Bởi thế, nếu dùng trà xanh thì cơ thể sẽ không đủ chất này.
Lưu ý khi thai phụ dùng trà thảo mộc
Không như trà xanh, một số trà thảo mộc tốt cho thai phụ và được các bác sĩ khuyên dùng. Tuy nhiên, thai phụ cần kiểm tra lượng caffein trong trà.
Một số trà thảo mộc có lợi cho quá trình mang thai và giúp làm giảm một số triệu chứng khó chịu của thai nghén như:
- Trà bạc hà: Giúp mẹ bầu kiểm soát cơn nghén, đặc biệt là cơn nghén buổi sáng. Ngoài ra, trà bạc hà cũng rất hữu ích cho nhóm thai phụ bị ợ nóng, đầy hơi.
- Trà tinh dầu chanh: Kích thích hệ thần kinh, giúp mẹ bầu thư giãn, giảm căng thẳng và chữa chứng mất ngủ hiệu quả.
- Trà gừng: Uống với số lượng nhỏ vào buổi sáng có thể giúp mẹ bầu giảm buồn nôn. Tuy nhiên, hoạt chất gingerol trong gừng có thể gây mỏng mạch máu nên dùng lâu sẽ không có lợi cho thai phụ.
- Trà hoa cúc: Chứa nhiều canxi và magiê, có tác dụng chữa mất ngủ và giảm thiểu tình trạng sưng phù.
- Trà bồ công anh: Dồi dào vitamin A, canxi và sắt. Trà được bào chế từ lá và rễ cây bồ công anh đều có tác dụng tốt với chứng phù nề của thai phụ.
- Trà lá mâm xôi đỏ: Nghiên cứu cho thấy, nếu tiêu thụ một lượng trà lá mâm xôi đỏ trong thời gian mang thai có tác dụng ngăn ngừa chuyển dạ sớm và giảm thiểu những cơn đau trong quá trình chuyển dạ.
An toàn khi sử dụng trà thảo mộc: Dù là trà thảo mộc thì mẹ bầu vẫn nên cẩn thận xem xét thành phần bên trong trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Với những loại thảo mộc mới hoặc mẹ bầu chưa từng nghe tên thì mẹ bầu càng cần thận trọng.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý với những loại trà thảo mộc hoặc trà hoa quả tự chế. Nhiều người có thói quen thả thêm vào tách trà một vài lát chanh, cam, táo, dứa, lê hoặc những loại thảo dược như quế, bạc hà… để tăng thêm hương liệu và bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải tất cả loại hoa quả, thảo mộc được sử dụng chung với trà đều an toàn với sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Nhiều trường hợp, thành phần có trong trà và các loại phụ gia mẹ bầu cho thêm có thể kỵ nhau, tạo thành độc tố với cơ thể.
Một số trà thảo mộc nên tránh khi mang thai và cho con bú vì chúng làm giảm khả năng sản xuất sữa là cần tây, mùi tây và cây xô thơm.
Cuối cùng, dù một số loại trà thảo mộc được giới thiệu ở trên là có lợi cho bà bầu, mẹ bầu cũng không nên lạm dụng. Không có loại trà nào là “thần dược” với mẹ bầu; vì vậy, nếu mẹ bầu muốn dùng loại trà nào thường xuyên, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ tư vấn.
Ngọc Huê
- 9 lợi ích của súp lơ với mẹ bầu (16:02:00 13/04/2014)
- Lưu ý mẹ bầu dùng quế, hạt tiêu (16:41:00 11/04/2014)
- Những lợi ích khi mẹ bầu chăm uống sữa (16:19:00 11/04/2014)
- 8 loại quả mẹ ăn, con khỏe (15:58:00 11/04/2014)
- 10 thực phẩm ‘tệ’ nhất cho phụ nữ mang thai (17:18:00 10/04/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |