Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Mốc phát triển 18 tháng

14:07:10 23/12/2013

Bộ não phát triển mạnh trong 18 tháng đầu đời, bên cạnh sự phát triển thể chất, ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, cảm xúc... của bé. Tuy ngôn ngữ còn chưa sõi ở giai đoạn này nhưng chẳng bao lâu sau, ngôn ngữ của bé sẽ có sự phát triển vượt bậc.

Một số kỹ năng của bé

- Liên kết từ: Bé có thể nói khoảng 6 từ, trong đó có 3 từ đôi (liên kết). Cha mẹ nên chú ý dùng câu từ chính xác để bé học nói theo.

- Giở trang sách: Bé có thể giở trang sách bằng cách lật qua – lật lại chúng. Thậm chí, bé còn làm hỏng và làm rách sách. Vì thế, mẹ chỉ nên trao vào tay bé những cuốn sách bìa cứng, sách bằng vải hay chất liệu khó rách...

- Quỳ và ngồi xổm: Đôi chân của bé ngày một khỏe mạnh. Kỹ năng đi bộ được cải thiện, cũng là lúc bé quỳ và ngồi xổm rồi tự đứng lên được mà không cần hỗ trợ.

Giúp bé phát triển trong tháng này

- Đi bộ cùng bé: Do kỹ năng đi ngày càng thành thục nên mẹ có thể cùng con đi dạo, vui chơi, mua sắm... ở quãng đường ngắn. Bây giờ cũng là lúc mẹ có thể dạy con đi sát vào lề đường (đi trên vỉa hè) sao cho an toàn, nắm lấy tay con và mẹ hướng cho bé đi đúng quy tắc.

- Những miếng ghép đơn giản: Chọn những miếng ghép phù hợp là trò chơi rèn kỹ năng phối hợp tay mắt, vận động, cũng như kích thích não phát triển. Những mảnh ghép từ gỗ hoặc nhựa được lắp vừa khít với khuôn có sẵn là hoạt động bổ ích hàng ngày cho hai mẹ con.

- Chơi với nước: Bé thích chơi với cốc, bát nhựa nổi trên nước, tưới nước cho cây xanh hoặc trò chơi thổi bong bóng.

Các trò chơi tăng cường kỹ năng tay cho bé 18 tháng

1. Ghép (ráp) hình đơn giản: Giúp bé học về hình dạng, luyện kỹ năng tay mắt...

2. Cung cấp không gian riêng: Cho bé bộ bàn, ghế riêng nơi bé có thể sử dụng đồ chơi, vẽ và ăn.

3. Hát cùng bé: Hát và làm những chuyển động thể chất như vỗ tay, lắc đầu, lắc hông, giang hai tay, đá chân... cùng bé.

4. Xây tháp hình khối: Cho bé các khối hình vuông bằng gỗ, rồi cùng bé xếp các khối hình chồng lên cao như tòa tháp.

5. Chơi bỏ vào – nhặt ra: Lấy một vật chứa bằng nhựa với các khối hình nhiều màu. Các bé thích hoạt động nhặt miếng ghép vào vật chứa rồi sau đó, đổ chúng ra ngoài.

Tăng cường cảm xúc cho bé

1. Ôm bé: Chạm vào bé của mẹ. Tặng bé nụ hôn, vòng tay ôm và những cái vuốt ve tình cảm...

2. Chơi với bé: Thử chơi trò ném (lăn, đá) bóng cùng con. Hoạt động này giúp bé hiểu khái niệm thay phiên nhau.

3. Đặt tên cho cảm xúc của bé: Giúp bé xác định cảm xúc của bé bằng cách đặt tên cho chúng. Bé sẽ biết đâu là nỗi sợ hãi, sự lo lắng hay cơn bực bội. Gọi tên cảm xúc cũng chính là cách giúp bé biết kiểm soát cảm xúc của bản thân.

4. Đưa bé ra ngoài: Cho bé tới nhà hàng, cửa hàng, công viên, viện bảo tàng... Tạo cơ hội cho bé được hòa nhập và tương tác với mọi người xung quanh.

5. Khen ngợi nỗ lực của bé: Động viên khi bé ngoan nhưng không “hùa” theo những hành vi chưa ngoan ở bé. Bởi làm vậy, bé sẽ nghĩ cứ nghịch ngợm thì sẽ được mẹ chú ý tới.

6. Hành động ngớ ngẩn: Hãy vui đùa cùng với những hành động ngớ ngẩn của bé. Tạo một khuôn mặt buồn cười, những điệu nhảy ngô nghê, đội một cái quần chun lên đầu của mẹ... tất cả sẽ tạo ra tiếng cười sảng khoái cho mẹ và bé. Và đó là điều tuyệt vời cho tất cả mọi người.

Sức khỏe của bé

Nếu khoảng 18 tháng bé vẫn chưa đi được, mẹ nên đưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ giúp tìm hiểu nguyên nhân bé chậm biết đi và có hướng khắc phục.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo