- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mốc phát triển 19 tháng
19 tháng, bé có thể đạt được một số kỹ năng như sau...
- Gọi tên bộ phận cơ thể: Bé có thể gọi tên một số bộ phận trên cơ thể bé, đặc biệt là những từ dễ dàng như “mũi” hay “đầu”. Bé cũng biết trả lời bằng cách chỉ vào bộ phận khi mẹ hỏi. Tương tự, bé có thể trỏ vào những hình trong tranh và gọi tên chúng.
- “Bắt con nếu có thể”: Kỹ năng vận động phát triển cho phép bé chạy như con thoi. Mẹ sẽ thấy khả năng thể chất ở bé ngày càng tăng, sự tự tin cũng như sức mạnh của bé ngày một trội. Tuy nhiên, cần nhớ là bé vẫn còn là một em bé. Cho nên, sự cân bằng, phối hợp, nhận thức còn non nớt khiến bé dễ gặp tai nạn, bị ngã...
- Hành động bắt chước: Bé thích xúc cát từ thùng, thả đồ vật vào thùng rác vì bắt chước hành động của mẹ.
- Chỉ trỏ không ngừng: Bé sẽ bận bịu chỉ tay vào nhiều đồ vật, không ngừng chờ đợi mẹ gọi tên cho những đồ vật khác nhau ấy.
Giúp bé phát triển trong tháng này
Bây giờ, bé có vẻ quan tâm tới việc mặc quần áo, bé cố xỏ giày, đội mũ và đeo túi xách. Mẹ có thể chọn ra những phụ kiện và quần áo cũ để cùng bé chơi đóng kịch hay chơi bán quần áo...
Hoạt động tăng cường ngôn ngữ cho bé
1. Đọc cho bé: Chỉ và nói cho bé biết về các hình minh họa. Yêu cầu bé chỉ ra những đối tượng cụ thể mà mẹ vừa gọi tên. Cùng bé học về những chữ cái, con số để tạo nền tảng sơ đẳng cho việc học của bé về sau.
2. Khuyến khích bé kể lại chuyện cho mẹ: Sau khi mẹ đọc cho bé nghe một truyện, khuyến khích bé bập bẹ lại những gì bé còn nhớ trong truyện với mẹ. Bé cũng có thể tự kể những câu chuyện đơn giản. Bé dùng hành động và ngôn ngữ của bé để mô tả cho mẹ hình ảnh một con gà đang ăn thóc... Ngôn ngữ ở bé giai đoạn này còn non nớt, thậm chí bé mô tả bằng hành động là nhiều nhưng sẽ giúp bé nói tốt hơn giai đoạn nối tiếp ngay sau đó.
3. Hỏi ý kiến của bé: Nói chuyện với bé như bé là một người trưởng thành. Hãy hỏi ý kiến, sở thích của bé, những gì bé thích và không thích. Nên chăm chú lắng nghe khi bé nói chuyện với mẹ. Biểu lộ cho bé thấy mẹ hiểu những gì bé nói. Lặp lại những gì bé nói giúp bé luyện kỹ năng biết lắng nghe.
4. Dùng điện thoại đồ chơi: Điện thoại đồ chơi giúp bé luyện kỹ năng giao tiếp. Mẹ có thể sắm thêm một chiếc điện thoại đồ chơi để cùng nói “xin chào”, “tạm biệt”... với bé.
5. Hát: Hát các bài hát với con của mẹ. Cùng nghe nhạc với bé. Chẳng bao lâu sau, bé sẽ biết cùng hát với mẹ. Cũng có thể cùng tham gia một buổi ca nhạc thiếu nhi với bé nhà mẹ.
Sức khỏe của bé
Mẹ nên cho bé ăn uống cân bằng, đa dạng để bé luôn đủ vitamin. Hoặc bổ sung vitamin cho con theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu mẹ lo lắng về sự lười, kén ăn của bé, mẹ nên ghi nhật ký dinh dưỡng mỗi ngày. Sau đó, trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để bác sĩ giúp kiểm tra xem chế độ ăn uống của bé giai đoạn này có hợp lý chưa. Nếu mẹ e ngại chuyện bổ sung vitamin cho con thì mẹ nên chú trọng nhiều hơn tới dinh dưỡng.
Ngọc Huê
- Mốc phát triển 18 tháng (14:15:00 23/12/2013)
- Mốc phát triển 17 tháng (14:13:00 23/12/2013)
- Mốc phát triển 16 tháng (16:17:00 16/12/2013)
- Mốc phát triển 15 tháng (16:14:00 16/12/2013)
- Mốc phát triển 14 tháng (13:30:00 14/12/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |