Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Kinh nghiệm biết bé có lạnh – nóng quá
09:19:40 07/02/2012
Một người mẹ chia sẻ chuyện nhận biết con đã đủ ấm và cách giữ ấm hay nới bớt quần áo cho con: ‘Trong những tháng đầu đời, cơ thể bé còn khó để tự điều chỉnh thân nhiệt. Vì thế, bé rất dễ bị lạnh quá hay nóng quá. Tôi thường đưa mu bàn tay mẹ sờ lên trán, tay, chân và gáy của con xem những chỗ đó có lạnh cóng hay ấm không. Nguyên tắc mà tôi luôn ‘nằm lòng’ là với cùng một nhiệt độ, các bé luôn cần thêm một lớp áo so với người lớn”.
>> Kinh nghiệm giữ ấm cho con
Những kinh nghiệm từ một số người mẹ khác:
- “Sờ vào cổ, gáy của con là kinh nghiệm kiểm tra nóng – lạnh cho con của tôi. Chân, tay của các bé sẽ thường lạnh cóng, nếu sờ vào nên tôi e sờ ở chỗ này là không chính xác. Nếu cổ của bé lạnh cóng nghĩa là bé đang rất lạnh. Còn nếu má bé ửng đỏ và nóng thì có thể bé đang bị nóng quá. Nếu vùng gáy, cổ của bé luôn ấm áp thì chứng tỏ bé đang đủ ấm, thoải mái và dễ chịu nhất”.
- “Để biết con có nóng quá không, tôi thường kẹp nhiệt kế vào nách cho con. Tuy nhiên cần nhấn mạnh với các mẹ rằng, chân tay của bé bị lạnh là chuyện rất thường. Nhiều khi, tôi mặc ấm cho con hay ban đêm dù phòng ngủ rất ấm mà sờ chân, tay con vẫn thấy lạnh ngắt”.
- “Tôi hay kiểm tra thân nhiệt cho con bằng cách sờ gáy và tôi thấy, cách này khá chính xác. Tôi đọc đâu đó người ta khuyên là tránh để bé bị nóng quá vì sợ mắc chứng đột tử khi ngủ. Chồng tôi luôn sợ con bị quá nóng vì tôi mặc đồ lót cotton bên trong cho con, sau là lớp áo len, quần bông rồi đến túi ngủ nữa. Thường ngày, tôi vẫn hay kiểm tra cho con. Một lần, tôi thấy gáy bé ấm quá, còn sờ lưng con thì thấy ướt mồ hôi nên tôi phải bỏ túi ngủ cho con”.
- “Tôi thấy bé 6 tháng nhà mình luôn nóng hơn mẹ. Nếu tôi và con cùng mặc một áo lót và một áo len thì con luôn đổ mồ hôi, còn tôi thì không. Tay của con luôn giá khi tôi sờ vào vì bé hay đưa tay lên miệng mút. Khi bé ngủ nghiêng, tôi sờ gáy con thì lại thấy gáy bé rất lạnh nhưng cũng có khi lại đổ mồ hôi. Chắc bé nhà tôi thuộc tạng ‘nóng trong’ nên tôi hay phải chú ý nới bớt quần áo cho con, trừ những ngày đại hàn”.
- “Tay, chân bé nhà tôi lúc nào cũng lạnh, trong khi ngực và lưng lại đẫm mồ hôi. Thành ra có khi, tôi không biết là con đang nóng hay lạnh nữa. Nhưng tôi tin là nếu bé đủ ấm thì bé sẽ thoải mái, ngủ ngon và không đổ mồ hôi".
>> Kinh nghiệm giữ ấm cho con
Những kinh nghiệm từ một số người mẹ khác:
- “Sờ vào cổ, gáy của con là kinh nghiệm kiểm tra nóng – lạnh cho con của tôi. Chân, tay của các bé sẽ thường lạnh cóng, nếu sờ vào nên tôi e sờ ở chỗ này là không chính xác. Nếu cổ của bé lạnh cóng nghĩa là bé đang rất lạnh. Còn nếu má bé ửng đỏ và nóng thì có thể bé đang bị nóng quá. Nếu vùng gáy, cổ của bé luôn ấm áp thì chứng tỏ bé đang đủ ấm, thoải mái và dễ chịu nhất”.
- “Tôi chọn cách quấn cho bé sơ sinh nên vì thế, bé nhà tôi không bị lạnh cóng chân, tay trong mùa đông. Nên chọn chăn cotton nhẹ, mềm vì cotton giúp giữ ấm lại không khiến bé khó chịu. Bây giờ, bé trai nhà tôi được 10 tháng. Tôi luôn kiểm tra ngực, lưng và cổ bé xem có đổ mồ hôi không. Với quần áo ngủ của con, tôi tránh dùng chất liệu polyester vì chất liệu này bí, thường khiến bé bị đổ mồ hôi và bị lạnh do mồ hôi thấm ngược trở lại cơ thể. Tôi chọn chất cotton cho bé ngoài chăn, còn là quần áo lót khi ngủ, vỏ gối, đệm cũi. Với những ngày cực lạnh, tôi sẽ đắp thêm một cái chăn bông nữa cho con”.
- “Để biết con có nóng quá không, tôi thường kẹp nhiệt kế vào nách cho con. Tuy nhiên cần nhấn mạnh với các mẹ rằng, chân tay của bé bị lạnh là chuyện rất thường. Nhiều khi, tôi mặc ấm cho con hay ban đêm dù phòng ngủ rất ấm mà sờ chân, tay con vẫn thấy lạnh ngắt”.
- “Tôi hay kiểm tra thân nhiệt cho con bằng cách sờ gáy và tôi thấy, cách này khá chính xác. Tôi đọc đâu đó người ta khuyên là tránh để bé bị nóng quá vì sợ mắc chứng đột tử khi ngủ. Chồng tôi luôn sợ con bị quá nóng vì tôi mặc đồ lót cotton bên trong cho con, sau là lớp áo len, quần bông rồi đến túi ngủ nữa. Thường ngày, tôi vẫn hay kiểm tra cho con. Một lần, tôi thấy gáy bé ấm quá, còn sờ lưng con thì thấy ướt mồ hôi nên tôi phải bỏ túi ngủ cho con”.
- “Tôi thấy bé 6 tháng nhà mình luôn nóng hơn mẹ. Nếu tôi và con cùng mặc một áo lót và một áo len thì con luôn đổ mồ hôi, còn tôi thì không. Tay của con luôn giá khi tôi sờ vào vì bé hay đưa tay lên miệng mút. Khi bé ngủ nghiêng, tôi sờ gáy con thì lại thấy gáy bé rất lạnh nhưng cũng có khi lại đổ mồ hôi. Chắc bé nhà tôi thuộc tạng ‘nóng trong’ nên tôi hay phải chú ý nới bớt quần áo cho con, trừ những ngày đại hàn”.
- “Tay, chân bé nhà tôi lúc nào cũng lạnh, trong khi ngực và lưng lại đẫm mồ hôi. Thành ra có khi, tôi không biết là con đang nóng hay lạnh nữa. Nhưng tôi tin là nếu bé đủ ấm thì bé sẽ thoải mái, ngủ ngon và không đổ mồ hôi".
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Nên và không nên khi bé ngủ ngày (16:39:00 05/02/2012)
- Bài tập nhỏ giúp bé nhanh bò (10:21:00 03/02/2012)
- 10 cách giảm cúm cho bé (09:29:00 02/02/2012)
- Sự phát triển của bé 12 tháng tuổi (08:22:00 01/02/2012)
- Sự phát triển của bé 11 tháng tuổi (09:14:00 31/01/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Kinh nghiệm biết bé có lạnh – nóng quá
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo