- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Bồi đắp trí tưởng tượng cho bé
Nếu có trí tưởng tượng tốt, các bé có thể học giỏi hơn. Bé sẽ không gặp khó khăn khi tìm hiểu các khái niệm, bé biết mô tả sự vật, hiện tượng một cách sinh động. Về lâu dài, trí tưởng tượng giúp ích trực tiếp đến sự sáng tạo của con người.
Tất cả các bé đều giàu trí tưởng tượng bẩm sinh. Tuy nhiên, bé có thể không biết làm thế nào để bắt đầu và cần sự giúp sức của cha mẹ.
Đọc sách với nhiều tranh ảnh minh họa là bước đầu tiên trong tiến trình xây dựng trí tưởng tượng phong phú của bé. Bé phải nhìn thấy sự vật rồi mới có thể gắn nó với khái niệm bằng từ vựng. Điều này còn giúp bé tránh tưởng tượng sai.
Chọn các cuốn sách có rất nhiều hình ảnh lớn, đầy màu sắc và để bé dùng sách như một đồ chơi. Ngoài ra, hãy chọn những hình ảnh con vật khác nhau trên đồ chơi, vật dụng hàng ngày của bé (ví dụ, hình ảnh con gấu, con voi trên mũ, áo của bé).
Cố gắng hạn chế video và truyền hình (dễ quan sát bằng mắt nhưng lại không phát huy trí tưởng tượng của bé).
Kể chuyện và để bé được tham gia:
Bạn có thể sáng tạo những câu chuyện của riêng mình; trong chuyện, bé sẽ là nhân vật chính. Khuyến khích bé phiêu lưu thêm trong thế giới của bé rồi kể lại cho cha mẹ nghe.
Tất cả mọi thứ bạn làm với bé, từ việc đọc, ca hát, vui chơi, ăn uống tới đi bộ đều có thể giúp não bé hoạt động hiệu quả. Khi bạn đưa con tới những địa điểm thăm quan mới, cho bé tiếp xúc với âm thanh và cảm giác mới tức là bạn đã mở tâm trí của bé tới một thế giới thú vị hơn. Khi ở nhà, hãy gợi ý về những gì bé đã quan sát được: “Hãy xem này, mẹ là một con hổ trong rừng”, “Hai mẹ con mình giả vờ như đang bơi thuyền nào”… |
Hoặc để bé chia sẻ suy nghĩ về cốt truyệt, chẳng hạn: “Ngày xửa ngày xưa có một con chó sống với một cô gái nhỏ tên là My và họ thích đi đến công viên. Một ngày nọ….”, bạn ngừng lại và để bé tiếp lời. Nếu bé không kể tiếp, bạn có thể đặt câu hỏi, xem bé thích đặt tên gì cho con chó, hay chir vào ngôi nhà, thay vì nói: “Ngôi nhà đẹp con nhỉ”, bạn có thể hỏi: “Con thích ngôi nhà sơn màu gì?”….
Khuyến khích giả vờ: Các bé học hỏi rất nhiều từ những trò đóng kích hàng ngày của bé, bởi từ đó, cho phép bé tưởng tượng về cuộc sống. Khi bé phát minh ra kịch bản với cốt truyện và nhân vật (bé là người bán hàng, mẹ là người mua hàng), bé phát triển kỹ năng xã hội và ngôn ngữ.
Bé có thể tưởng tượng mình là một con ngựa, con bò hoặc một anh hùng hay bất cứ nhân vật nào bé muốn. Nhiệm vụ của mẹ là tạo ra những tình huống để bé biết về nguyên nhân – kết quả, chẳng hạn như một con ếch hay một con chó sẽ xử lý thế nào khi bị mắc kẹt.
Điều quan trọng nhất khi tạo ra những tình huống tưởng tượng là dạy bé suy nghĩ sáng tạo và cách giải quyết vấn đề. Những thử nghiệm này còn giúp bé biết cách thích ứng với nhiều tình huống khó khăn và thử thách sau này.
Cung cấp đạo cụ: Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể là chỗ dựa cho trí tưởng tượng (chiếc khăn có thể trở thành thảm thần kỳ, hạt nhựa trở thành viên ngọc quý, hộp nhựa trở thành khu rừng nhiệt đới còn con vật là bác sĩ…).
Hãy cung cấp cho bé một chiếc hộp (hay một chiếc giỏ) đặc biệt với nhiều đồ chơi giả vờ làm bác sĩ, người bán hàng, người đầu bếp... kích thích trí tưởng tượng cho bé.
Chịu đựng lộn xộn: Chơi đùa cùng bé sẽ tạo ra một đống lộn xộn, giả vờ là công chúa, hoàng tử sẽ mất nhiều trang phục; nếu là phù thủy sẽ phải dùng cái chổi làm đạo cụ… Bạn có thể dự trữ “kho đồ chơi” cho bé bằng quần áo, phụ kiện trang phục cũ vừa tiết kiệm, vừa giúp bé vui chơi hiệu quả.
Tuy nhiên, cần thiết lập những giới hạn nhất định khi chơi cùng con của bạn: không dùng thanh kiếm để đánh nhau, không chơi trò ném, không ăn những thứ pha chế…
>> Ứng xử với người bạn tưởng tượng của bé
Lý do cần chú trọng sự phát triển não trong 3 năm đầu đời Em bé của bạn được sinh ra với khoảng 100 tỷ tế bào não. Mỗi các tế bào não gửi và nhận xung điện được gọi là tín hiệu (với sự giúp đỡ của hóa chất trong não như serotonin) tạo các kết nối. Sự lặp lại các kết nối vào mạng lưới cho phép bé suy nghĩ và học hỏi. Tới sinh nhật thứ ba của bé, bộ não hình thành khoảng 1.000 tỷ kết nối. Một số kết nối trong não được sử dụng nhiều lần sẽ trở thành kết nối vĩnh viễn, trong khi đó những kết nối không sử dụng (hoặc không sử dụng thường xuyên) có thể sẽ không còn tồn tại. |
Ngọc Huê
- 4 kiểu tính khí ở bé (09:39:00 11/08/2011)
- Thời điểm bé tự ăn bằng thìa (10:25:00 10/08/2011)
- Mẹ và bé 2 tuần đầu sau sinh (09:20:00 10/08/2011)
- Những ý tưởng đưa bé vào giấc ngủ (09:43:00 09/08/2011)
- Ứng phó khi bé thích sờ 'chim' (11:28:00 07/08/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |