- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Giúp bé nhanh hiểu ngôn ngữ (1-2 tuổi)
Hiểu ngôn ngữ trước khi biết nói giúp bé nhận biết cuộc sống và tăng cường trí nhớ.
Hãy thử những gợi ý dưới đây để phát triển ngôn ngữ cho bé 1-2 tuổi nhà bạn:
- Nói chuyện với bé thường xuyên và luôn luôn nhìn thẳng vào bé khi nói. Bằng cách này, con bạn sẽ có tối đa các cơ hội để học và hiểu ngôn ngữ.
- Trợ giúp bé hiểu bằng cách khi bạn nói, bạn vừa thể hiện nét mặt và cử chỉ, lời nói đi cùng một số hành động có liên quan: “Mẹ cởi giày đây” hoặc “Mẹ treo áo khoác của Bi lên đó nhé”.
- Dạy bé hiểu rằng thông tin luôn là 2 chiều, bạn không nên nói liên tục với những câu chuyện dài mà không cho bé tham gia. Hãy ngưng khi hết câu và đón chờ phản ứng từ bé.
- Con bạn sẽ khó khăn để hiểu ngôn ngữ nếu xung quanh có quá nhiều tiếng ồn khiến bé không nghe rõ.
- Hãy giúp bé tự tin khi nói chuyện với người lạ bằng cách làm thông dịch viên cho bé. Như thế, bé sẽ không cảm thấy e ngại.
- Kể cho con bạn nhiều chi tiết ngay cả khi bạn thấy bé vẫn chưa hiểu mẹ muốn làm gì. Chẳng hạn, khi bạn chuẩn bị đưa con đi tắm, có thể nói với bé bạn đã chuẩn bị quần áo, pha nước ấm, sắp cởi quần áo của bé và cuối cùng nhấn mạnh: “Đi tắm con nhé”. Phải để bé nhìn thấy các thao tác mẹ chuẩn bị trước đó cũng như những lời
giải thích của mẹ rồi cuối cùng bé cũng hiểu mẹ muốn nói gì.
Giúp bé đọc và hiểu sách
Lời khuyên nên làm gương cho con không bao giờ là thừa thãi. Nếu bé thường xuyên thấy bạn ngồi đọc sách hoặc một tờ tạp chí, bé bắt đầu sao chép thói quen của mẹ. Dần dần sự chú ý của bé sẽ chuyển vào các trang sách khi bé nhìn thấy nhiều hình ảnh và nghe mẹ đọc nội dung trong đó.
Bạn cần chọn cho con những quyển sách phù hợp với độ tuổi như hình ảnh rõ ràng, quen thuộc. Đó là những hình ảnh mà bạn và bé cùng nhìn thấy hàng ngày, hãy chỉ và gọi tên các đối tượng trong sách. Để mở rộng vốn từ của bé trong giai đoạn này, bạn hãy đặt câu hỏi và bé sẽ chỉ vào đồ vật đó. Những câu chuyện đơn giản và lặp đi lặp lại càng hữu ích với bé. Những nhân vật quen thuộc thường được phân loại thành các mảng như chó sói hung dữ, mụ phù thủy ghê gớm và các nhân vật nhỏ bé nhưng thông minh như chú heo con, gấu con...
Các bé thường thích một câu chuyện đọc lại nhiều lần vì lý do nào đó, bé tìm thấy những điểm thú vị trong câu chuyện này. Nếu đó là câu chuyện bé nhà bạn muốn, nên đọc cho bé nhiều lần ngay cả khi bạn thấy chán.
Giá trị của nhịp điệu trong lời nói của bạn
Các bé có tình yêu đặc biệt với giai điệu, chẳng hạn các bài hát với trò chơi dân gian như “nu na nu nống”... và bé sẽ tham gia nhiệt tình với mẹ. Đừng lo lắng nếu bạn nghĩ bạn không có một giọng hát tuyệt vời bởi bé nhà bạn không quan trọng chuyện ấy. Những bài hát từ mẹ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho bé, cũng như cung cấp một hình thức giải trí thú vị. Ca hát sẽ mở rộng vốn từ của con bạn, tăng cường trí tưởng tượng cho bé và khuyến khích bé có tình yêu với âm nhạc.
>> Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng)
Ngọc Huê
- Dính môi âm đạo ở bé (08:51:00 08/03/2011)
- Cho bé bú lại sau trớ (08:20:00 07/03/2011)
- Bé sợ người lạ (08:54:00 04/03/2011)
- Phát hiện sớm bé chậm nói (08:45:00 03/03/2011)
- Lý do bé nhũ nhi dễ sổ mũi (08:44:00 02/03/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |