- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Cho bé bú lại sau trớ
Nhiều phụ huynh sợ rằng cho bé bú lại sau khi trớ sẽ làm bé bị nôn tiếp. Tuy nhiên, bé có thể bị mất nước rất nhanh. Do đó, có thể cho bé bú hoặc ăn chút đồ ăn dạng lỏng sau khi nôn để tránh bị mất nước.
Lý do hay nôn trớ
Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, lý do nôn trớ ở bé bao gồm bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và viêm dạ dày ruột. GERD có thể gây nôn trớ nặng.
Cho bé ăn từng bữa nhỏ nhưng thường xuyên hơn có thể hạn chế vấn đề này. Đồng thời, cần giữ bé thẳng người sau khi bú.
Một số trường hợp, khó chịu trong dạ dày gây trớ nhưng phần lớn không nguy hiểm, chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Điều quan trọng là tránh cho bé bị mất nước khi bé bất ổn dạ dày.
Khắc phục
Khắc phục nôn trớ phụ thuộc vào việc bé bú mẹ hay bú bình. Nếu bé bú mẹ, bạn nên tiếp tục cho bé bú mỗi 2 tiếng một cữ (10-15 phút). Trong 8 tiếng bé không nôn trớ thì trở lại cữ bú như bình thường.
Nếu bé bú bình, có thể cho bé uống dung dịch bù nước điện giải theo chỉ dẫn của bác sĩ xen giữa mỗi cữ bú bình. Sau khoảng 8 tiếng mà không trớ, cho bé bú bình và ăn dặm với số lượng ít rồi tăng lên như bình thường.
Lợi ích
Mặc dù, đôi khi bạn thấy bé nhà mình có vẻ bị nôn hết những thứ vừa ăn; nhưng cơ thể của bé vẫn giữ lại chút đồ ăn, thức uống và khiến bé không bị mất nước. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiếp tục cho bé bú mẹ, bú bình, sử dụng dung dịch điện phân với số lượng nhỏ nhưng thường xuyên ngay cả khi bé vẫn còn nôn.
Những cân nhắc
Nếu bé bị trớ nhiều lần, hãy kiểm tra những dấu hiệu mất nước như thiếu nước mắt, ít ướt tã hoặc thóp mềm. Nếu bạn nghi ngờ bé mất nước, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn. Nếu bé nôn trớ thường xuyên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
Cảnh báo
Nếu bé nôn có màu xanh lá cây, phân màu đen hoặc lẫn máu, bụng sưng lên, bất thường khi ngủ hoặc không thể uống đủ nước để khỏi mất nước – những dấu hiệu của một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng bạn nên đưa bé đi khám ngay.
Dấu hiệu nghiêm trọng khác là bé dưới 2 tháng tuổi nôn hầu hết những gì bé ăn vào.
Ngọc Huê
- Bé sợ người lạ (08:54:00 04/03/2011)
- Phát hiện sớm bé chậm nói (08:45:00 03/03/2011)
- Lý do bé nhũ nhi dễ sổ mũi (08:44:00 02/03/2011)
- Xử trí nhanh khi bé bị ngộ độc (08:38:00 01/03/2011)
- Làm khỏe hệ miễn dịch đầu đời (09:32:00 28/02/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |