- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Phát hiện sớm bé chậm nói
Một người mẹ nghi ngờ cậu con trai 15 tháng của mình bị chậm nói. Bé không nói bất kỳ từ nào, cũng không bập bẹ nhiều.
Các chuyên gia cho rằng, khoảng 12-15 tháng tuổi, bé thường bập bẹ những từ đầu tiên. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, những lời nói đầu tiên ở bé xuất hiện muộn hơn dự kiến. |
Khả năng giao tiếp bao gồm nhiều thành phần, hai trong số đó là câu và từ. Câu giúp các nhà nghiên cứu kiểm tra bé có bị rối loạn giao tiếp không (đặt câu có nghĩa không), khả năng kết hợp từ thành cụm từ, câu và khả năng sử dụng các từ trong cuộc đàm thoại để có được những gì bé muốn. Trong khi từ là đề cập đến vốn từ vựng của bé. Cả kỹ năng câu và từ đều phát triển ngay từ sau sinh và tiếp tục hoàn thiện khi bé lớn lên.
“Từ đầu tiên ở bé thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng 12-15 tháng tuổi” – Dense Bogg (một nghiên cứu bệnh học âm ngữ trẻ em ở bệnh viện Memorial, Chicago) cho biết. Tuy nhiên, Bogg nói, điều quan trọng là cần theo dõi sự phát triển ngôn ngữ ở bé từ sớm để chắc chắn bé đạt tới mục tiêu với các kỹ năng giao tiếp hoàn chỉnh.
Các chuyên gia liệt kê một số cột mốc phát triển như sau:
7 tháng đến 1 năm tuổi
- Bập bẹ từ dài và ngắn với những âm thanh như “tata”, “bibibi”...
Nhưng bạn nên nhớ rằng, cho dù bé chưa đạt đủ kỹ năng cho một phạm vi tuổi cụ thể thì không có nghĩa là bé bị chậm phát triển. Mỗi bé đều có sự phát triển riêng. Các hướng dẫn chỉ xác định độ tuổi trung bình với nhiều kỹ năng hầu hết bé đạt được.
- Sử dụng lời nói để nhận được sự chú ý.
- Bắt chước các âm thanh khác nhau.
- Có một vài từ dù không rõ ràng “mama”, “bye-bye”.
1-2 năm
- Nói nhiều từ hơn mỗi tháng.
- Đặt câu hỏi với một vài từ: “đâu?”, “cái gì thế?”...
- Đặt các từ có nghĩa với nhau: “ăn bánh”, “mẹ, sách đây”...
2-3 năm
- Sử dụng 2-3 từ để yêu cầu điều gì đó.
- Lời nói có khi chỉ được hiểu bởi những người thân.
- Yêu cầu hoặc hướng chú ý đến các đối tượng bằng cách đặt tên cho chúng.
3-4 năm
- Kể về hoạt động ở lớp hoặc ở nhà người bạn.
- Nói rõ đủ để người ngoài gia đình hiểu.
- Dùng nhiều câu có 4 (nhiều hơn 4) từ.
Đánh giá
Nếu bạn thắc mắc về khả năng ngôn ngữ ở bé, chuyên gia Bogg đề nghị bạn cần nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về việc đánh giá ngữ âm và kiểm tra bệnh cho bé nếu cần. “Can thiệp sớm được chứng minh là hiệu quả nhất để khắc phục chậm nói ở bé dưới 3 tuổi” – Bogg nói.
Vai trò của cha mẹ
Khi bé ở bất kỳ độ tuổi nào, nói chuyện liên tục với con của bạn là điều quan trọng. Với bé 1-2 tuổi, nên dùng câu đơn giản nhưng đúng ngữ pháp để bé bắt chước. Hãy bế bé và đi bộ xung quanh, tìm hiểu những âm thanh mà bé có thể mô phỏng theo. Giới thiệu bé với đồng hồ và nói “tích tắc”. Khi con bạn được 2-3 tuổi, mở rộng từ vựng là điều cần thiết. Đặt câu hỏi mở cho bé và tăng cường giao tiếp.
Ngọc Huê (Theo Babiestoday)
- Lý do bé nhũ nhi dễ sổ mũi (08:44:00 02/03/2011)
- Xử trí nhanh khi bé bị ngộ độc (08:38:00 01/03/2011)
- Làm khỏe hệ miễn dịch đầu đời (09:32:00 28/02/2011)
- Tìm hiểu văcxin sởi - quai bị - rubella (08:50:00 25/02/2011)
- Cách dùng sữa tắm để không hại da bé (09:29:00 24/02/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |