- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Lưu ý khi nấu ăn
Bao gồm Mẹo giữ dinh dưỡng thực phẩm khi chế biến; 5 nguyên tắc sử dụng gia vị; Những sai lầm khi chế biến món ăn.
Mẹo giữ dinh dưỡng thực phẩm khi chế biến
- Các loại rau củ đun lâu sẽ dễ mất nhiều sinh tố. Để bảo đảm các chất dinh dưỡng còn lại sau khi chế biến, luộc, nấu hay rán, xào đều nên nhanh tay, sao cho thức ăn vừa chín tới...
- Nên cho thực phẩm vào luộc nấu khi nước đã đun thật sôi. Dùng càng ít nước để luộc rau củ càng tốt.
- Rau sau khi rửa sạch, chỉ thái trước khi nấu. Không ngâm trong nước, không thái trước khi rửa.
- Không nên đảo, khuấy thức ăn nhiều lần trong khi nấu.
- Tránh đun đi đun lại thức ăn nhiều lần. Tốt nhất, thức ăn nấu ra chỉ nên dùng nhiều nhất là không quá hai bữa.
- Không dùng loại gạo được xay xát quá trắng hoặc vo gạo quá kỹ, cũng như chắt bỏ nước cơm, vì như vậy sẽ làm mất đi sinh tố B.
- Không nên ngâm thịt cá trong nước vì các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi. Tốt nhất là thức ăn mua về, bạn nhanh chóng rửa sạch, để ráo nước trước khi nấu (đừng ngâm chúng).
Những sai lầm khi chế biến món ăn
Mua thực phẩm cho cả một tuần: Thịt, cá, rau xanh, hay trái cây nếu để quá lâu sẽ bị thất thoát đi hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất vốn có. Chính vì thế, việc trữ thực phẩm trong cả một tuần dài sẽ làm thực phẩm bị mất đi giá trị dinh dưỡng. Cho nên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên mua thực phẩm và sử dụng chế biến chúng ngay sau đó, tránh để lưu giữ quá lâu.
Mua quá nhiều thực phẩm đóng hộp: Những loại thực phẩm đóng hộp thường có nhiều muối và chứa nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ và ít dinh dưỡng. Vì thế, nếu muốn thực phẩm phát huy hết tác dụng tối đa của nó thì bạn hãy cố gắng ăn các loại thực phẩm còn tươi sống, chưa qua quá trình chế biến.
Ngoài ra, nếu có chọn ăn đồ hộp bạn cũng cần đọc kỹ các thông số, chỉ tiêu trên nhãn hộp để hiểu rõ loại thực phẩm mình định mua.
Tránh ăn những chất béo có nguồn gốc từ thực vật: Những loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chứa chất béo như quả bơ, lạc, vừng, dầu oliu là những loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Thêm vào đó, chúng còn là nguồn thực phẩm có chứa một lượng lớn chất xơ và khoáng chất hữu ích.
Cho nên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có lợi này vào trong chế độ ăn uống thường ngày. Bạn có thể trộn dầu dấm, làm sốt, hay món salat ngon tuyệt với những chất béo có lợi trong các loại thực phẩm nói trên.
Dùng tỏi ngay sau khi đập: Khi tỏi được đập dập nó sẽ làm sinh ra một phản ứng enzym giải phóng một hợp chất chứa lưu huỳnh rất có lợi cho sức khỏe, do vậy nếu có thêm thời gian thì hợp chất tạo thành sẽ hoàn chỉnh hơn và do đó tác dụng của chúng lên cơ thể cũng toàn diện hơn. Vì thế để tỏi có thể phát huy được hết công dụng và tính năng của nó, trước khi xào nấu hay pha chế các món ăn có tỏi, bạn nên đập dập giã hay băm tỏi trước đó 10 phút
Bỏ vỏ hoa quả khi ăn: Hầu hết các chất chống ôxy hóa và polyphenol đều nằm ở gần hoặc ngay trong vỏ hoa quả. Riêng hàm lượng chất chống ôxy hóa ở phần vỏ nhiều gấp 2-27 lần ở phần thịt, do đó bạn nên cố gắng tận dụng phần vỏ quả (trong điều kiện vệ sinh cho phép).
5 nguyên tắc sử dụng gia vị
1. Để khử hoặc giữ mùi: Khi nấu các món ăn có nhiều chất tanh, bạn cần cho nhiều gia vị có thể khử mùi. Trong trường hợp này, chất cay sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.
Ngược lại, khi chế biến các món ăn từ thực liệu là thịt gà, thịt vịt hay các loại rau thì cần giữ nguyên chất thơm ngon đặc biệt của từng loại thực phẩm, bạn không được cho nhiều gia vị để giữ được mùi vị riêng của chúng.
2. Phù hợp với cách chế biến thức ăn: Tùy cách chế biến từng món ăn mà bạn phải lựa chọn gia vị cho phù hợp. Gia vị của món ninh hay hầm khác hẳn với món quay hoặc rán. Bạn không thể cho các loại bột tẩm vào trong món quay hay rán vào nồi thức ăn đang được xào hoặc ninh hầm được.
3. Phù hợp với khẩu vị của mọi người: Một bữa ăn thành công là khi mỗi người thưởng thức cảm thấy thích và hài lòng, là đáp ứng được khẩu vị của từng cá nhân. Vì vậy, ngoài việc căn cứ vào khẩu vị chung, bạn cũng cần lưu ý khẩu vị riêng của mỗi thành viên trong gia đình. Có người thích cay, người thích chua, người lại thích ngọt... để điều chỉnh tăng giảm các loại gia vị cho phù hợp.
4. Dùng gia vị theo thời tiết: Thử tưởng tượng giữa cái nắng nóng oi ả của mùa hè, bạn được phục vụ một bát canh thật nóng với thật nhiều gia vị cay. Điều đó chỉ khiến bạn từ chối món ăn mà thôi. Vẫn biết, nghệ thuật ẩm thực ở mỗi vùng miền và thời tiết chính là yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt này.
Thời tiết đã "can thiệp" khá nhiều vào khẩu vị của con người, vì thế bạn phải căn cứ vào thời tiết để sử dụng gia vị cho hợp lý. Trời mùa đông, bạn nên thiên về các món ăn như cay, ngọt... Khi nắng nóng bạn chỉ cần làm các món ăn thanh, nhẹ, mát dễ tiêu như luộc, hầm, nấu canh với vị chua chua.
5. Cách sử dụng mì chính: Theo một số nghiên cứu khoa học thì bạn chỉ nên sử dụng mì chính khi nước nóng khoảng 700-800ºC, ở nhiệt độ này, mì chính sẽ tan tốt nhất. Nếu cho mì chính vào món ăn đang ở mức nóng quá, mì chính sẽ biến thành chất có hại. Các món nguội ăn sống như rau trộn, nộm không nên cho mì chính vì nhiệt độ thấp mì chính khó tan và hầu như không có tác dụng.
Các món hấp, luộc, xào, tái và các loại nhân bánh cũng không nên cho mì chính để tránh trong quá trình gia nhiệt sẽ làm mì chính biến thành chất gây hại. Cần nhớ là không nên lạm dụng mì chính trong các món ăn vốn có độ ngọt như cá, tôm, vịt... bởi mì chính sẽ làm giảm đi mùi vị thơm ngon vốn có của chúng.
Theo Đẹp / VTC / Sức Khỏe Gia Đình
- 3 món cho ngày nắng nóng (16:48:00 25/03/2009)
- 3 món nướng giàu đạm (15:09:00 24/03/2009)
- 2 món cháo 'giải nhiệt' (17:30:00 23/03/2009)
- Thực phẩm nên hạn chế vào mùa nóng (14:16:00 23/03/2009)
- Mẹo nướng thịt bằng than (00:45:00 21/03/2009)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |