- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
Xã hội càng phát triển thì thế hệ thanh thiếu niên của chúng ta càng phải chịu nhiều sức ép từ cuộc sống. Những sức ép đó vô hình chung đã làm cho những thói quen không tốt ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của thế hệ tương lai. vậy những hệ luỵ từ cuộc sống "quá" đầy đủ đó là gì?
1. Suy dinh dưỡng và béo phì
Một nghiên cứu của khác nhàc khoa học còn chỉ rằng cha mẹ bị stress con dễ ốm hơn
Ngày nay mức sống của nhân dân nói chung đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, hiện tượng trẻ em suy dinh dưỡng cũng không hiếm, nhất là trong cư dân vùng sâu, vùng xa và trong cư dân nông thôn nói chung, ngay cả ở một số thành phố lớn, trong học sinh tiểu học và trung học 6-8 tuổi, tình trạng suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau cũng chiếm tỷ lệ khoảng 6% - 7%.
Tuy nhiên các trường hợp suy dinh dưỡng ở trẻ em thành thị phần nhiều không phải do năng lượng protein hấp thu vào cơ thể hàng ngày quá ít, mà do tình trạng học sinh giàu vượt...sướng bằng cách ăn kiêng, khảnh ăn, lấy ăn quà vặt thay cho bữa ăn chính ép cân để có thể hình mô đen thời thượng.
So với duy dinh dưỡng thời vấn nạn béo phì lại càng nghiêm trọng, tệ hại hơn béo phì ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển lành mạnh cả về thể chất và tinh thần ở trẻ em, trẻ em quá bụ bẫm sẽ dẫn tới chứng béo phì (Obesity) ở tuổi trưởng thành mà béo phì là nguyên nhân dẫn tới các chứng bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, động mạch vành...
2. Cận thị
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Do phụ tải bài vở trên lớp quá nặng nề, do xem sách quá nhiều chỉ là một phần, nhưng phần lớn hơn cả là xem TV, thao tác máy tính, truy cập Internet và hàng đầu là trò chơi điện tử, nhất là với các Game thủ suốt đêm ngày mê mết với Người Nhện, Siêu nhân, Cao bồi không gian...và dán mắt vào màn huỳnh quang nhấp nháy liên hồi trong thời gian dài là nguyên nhân chủ yếu khiến thanh thiếu niên, nhi đồng cận thị.
Trước kia trọng điểm ngăn chặn chứng cận thị là ở trẻ em sau 9 tuổi, thì ngày nay người ta đã phải chuyển trọng tâm đề phòng chữa trị cận thị cho trẻ em ngay ở tuổi mẫu giáo và vào cấp 1. Bởi vậy mà các vị phụ huynh cần để tâm uốn nắn, hạn chế trẻ sử dụng mắt (đọc, xem) quá mức. "Giàu hai con mắt"...Vì tương lai con em chúng ta, xin các bậc phụ huynh hãy đặc biệt chú ý.
3. Khoang miệng
Sâu răng (Decayed tood) là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, nếu không điều trị kịp thời dễ bị biến chứng. Có nhiều đứa trẻ do giữ vệ sinh răng miệng không tốt, khiến tuổi còn nhỏ đã hỏng răng vĩnh viễn. Nếu phát hiện răng bị sâu, mẻ phải kịp thời điều trị, vá đắp, cho dù đó là răng sữa nhưng cũng phải vá đắp, bởi răng sữa rụng quá nhiều trong thời gian ngắn sẽ làm răng khôn (răng vĩnh viễn) mọc lên xiêu vẹo không đều. Ngoài ra, năng lực gặm nhấm giảm cũng dễ dẫn tới chứng bệnh khoang miệng.
4. Đái dầm
Nhiều người cho rằng trẻ em đái dầm (enurosis) là chuyện thường lớn lên sẽ hết. Chuyện không đơn giản như vậy. Chứng đái dầm nếu không được chữa trị dứt điểm ngay từ tuổi ấu thơ chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển bình thường cả về mặt sinh lý và tâm lý của trẻ, vậy nên các bậc phụ huynh phải đặc biệt lưu tâm, cảnh giác.
5. Nghèo máu
Vấn đề nghèo máu (anemia) với tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em thành thị luôn có điểm giống nhau, loại chứng nghèo máu này không phải do đói kém, thiếu thực phẩm gây nên, mà là liên quan đến thói quen ăn uống và kém hiểu biết về dinh dưỡng gây nên.
Ví dụ, chưa chắc bà mẹ nào cũng biết rằng xào nấu thức ăn bằng chảo gang sẽ vô hình chung cung cấp cho trẻ nhiều nguyên tố sắt (Fe), thành phần tạo máu không thể thiếu. Lại nữa, trước bữa ăn, cho trẻ uống nước cam vắt, ăn cà chua có thể thúc đẩy quá trình hấp thu Fe, còn uống nước chè sau bữa ăn lại cản trở sự hấp thu Fe của cơ thể. Ngoài ra, trong sữa trứng gà tuy rất giàu Fe, nhưng lại khó hấp thu, mà Fe chứa trong thịt nạc, gan lợn, trong rau chân vịt (spicach) lại rất dễ được hấp thu.
6. Vấn đề vệ sinh tâm lý
Ngày nay, trong lứa tuổi học sinh trung, tiểu học đã và đang tồn tại vấn đề tâm lý nổi cộm trái ngược nhau: Từ nhút nhát, mắc cỡ quá đáng tới thích chơi trò bạo lực, hỗn láo, lỳ lợm, bồn chồn lo lắng, trầm cảm...thậm chí chán sống. Đặc biệt là với những trẻ mắc các chứng bệnh sinh lý như đái dầm, đa động hoặc khi phải đối mặt với các áp lực quá lớn về thi lên lớp, thi tốt nghiệp, yêu sớm...Các nhà tâm lý học dự tính rằng, vấn đề tâm lý ở thanh thiếu niên nhi đồng phức tạp có xu thế rác rưởi toàn cầu hoá như ngày nay mặc sức xâm nhập vào lớp trẻ trước sự tiếp tay của một bộ phận lớp già vụ lợi, biến chất, bởi vậy xã hội, nhà trường và gia đình cần hợp sức quan tâm hơn tới vấn đề này.
Theo Tri Thức Trẻ
- Bé có thể thủ dâm từ lúc 3 tuổi (13:55:00 29/03/2008)
- Phòng viêm mũi, họng khi chuyển mùa (13:39:00 28/03/2008)
- Dấu hiệu bệnh cứng cổ ở bé (16:35:00 26/03/2008)
- Sơ cứu khi bé bị tai nạn (09:50:00 26/03/2008)
- Nguy hiểm từ viêm amiđan (09:31:00 24/03/2008)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |