- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Phòng viêm mũi, họng khi chuyển mùa
Vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm rất khó chịu, bạn nên cẩn thận phòng tránh một số bệnh cho bé như hô hấp, rôm sảy, tiêu hóa... vì đây là đối tượng dễ bị lây nhiễm mỗi khi thời tiết chuyển mùa.
Theo các bác sĩ, sở dĩ cứ vào mùa nắng, bé thường có nguy cơ bị bệnh về đường hô hấp vì ngoài nguyên nhân môi trường ô nhiễm, điều mà các bậc phụ huynh cần chú ý là vào mùa nóng, bé thường bị mất nước, nhưng bé không chủ động được trong việc bù nước cho cơ thể.
Sau một hai ngày thiếu nước bé sẽ bị hiện tượng tiểu ít, niêm mạc khô và sau đó sẽ bị sốt, ho... Do vậy, cha mẹ cần chú ý cho bé uống đủ nước. Khi phát hiện bé đi phân lỏng (hoặc nước) trên 3 lần/ngày thì cần bù nước và chất điện giải ngay bằng cách cho uống Orezol. Nếu không có Orezol thì thay bằng nước muối đường, nước cháo muối...
Khi đùa nghịch bé ra rất nhiều mồ hôi, do đó cha mẹ cần lựa chọn quần áo của bé là là loại vải thoát mồ hôi (tốt nhất là chất liệu coton), để tránh làm bé bị nhiễm lạnh dễ dẫn đến viêm phổi (khi mồ hôi thấm ngược vào trong cơ thể).Quét dọn, vài tiếng lại lau nhà một lần, để không gian sống, vui chơi của bé đảm bảo ngăn ngừa vi khuẩn, bụi bặm và có độ ẩm thích hợp. Cho bé sinh hoạt ở nơi thoáng mát, thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và giữ vệ sinh da tốt.
Đừng nên để bé nằm ngủ ở phòng có điều hòa vì như vậy sẽ làm bé không thích ứng được với thời tiết: bé dễ bị lạnh đột ngột, cơ thể thiếu nước dẫn tới da khô, sức đề kháng của bé yếu đi dễ bị viêm mũi, họng, gây khó thở cần làm thông thoáng mũi cho bé bằng bông gạc để giúp bé bú mẹ và ǎn uống dễ dàng.
Khi bé mệt mỏi ốm thường chán ǎn nên dễ sụt cân, do đó dinh dưỡng cần hợp lý, không sử dụng quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn như: đồ hộp, thịt nguội, cháo gói... Đồng thời cần tránh các thức ǎn có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô đỗ gây khó tiêu.
Cần cho bé ǎn thành nhiều bữa hơn với thức ǎn mềm, nấu kỹ và loãng hơn bình thường để dễ tiêu hoá, mỗi bữa cho bé ǎn cần nhiều thời gian hơn. Cho bé ǎn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ bội nhiễm, thêm quả chín hay nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ... để tǎng ,cường vitamin và chất khoáng.
Xử trí khi bé bị viêm mũi họng
Gia đình cần sớm phát hiện những dấu hiệu của bé như thở khó, sốt, bú ít, ăn uống kém, quấy khóc để đưa bé đến cơ sở y tế khi bệnh không giảm trong 3 ngày.
Nếu bé sốt cao trên 38 độ C, cần hạ sốt bằng phương pháp hạ nhiệt và uống thuốc. Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý không được lạm dụng thuốc kháng sinh cho bé, bởi việc tùy tiện uống thuốc không theo đơn sẽ gây nhiều hậu quả khó lường.
Dùng khăn bông cho vào nước ấm (bằng thân nhiệt của bé 37 - 40 độ C) vắt ráo, lau khắp người bé và xếp các khăn này để vào hai bên nách và bẹn, đổi khăn lần lượt đến khi nhiệt độ của trẻ dưới 38 độ C thì không cần lau mát mà cho bé mặc quần áo mỏng, thoáng, nơi bé nằm phải thoáng, tránh gió mạnh và vẫn phải theo dõi nhiệt độ cho bé thường xuyên (khoảng 15 phút thì cặp nhiệt độ lại một lần). Dùng thuốc hạ sốt nhóm paracetamol.
Nhỏ mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% (chú ý nhỏ từng bên cánh mũi của trẻ chứ không nhỏ thẳng vào hốc mũi), ngày 4 - 5 lần cho đến khi bé hết chảy nước mũi, dạy bé biết cách hỉ mũi đúng (bịt một bên, hỉ mũi bên kia).
Đặc biệt theo dõi sát để phát hiện sớm các biến chứng và điều trị kịp thời. Đặc biệt chú ý khi bé đang bị viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao phải đề phòng viêm tai để dùng kháng sinh toàn thân ngay. Nếu có chảy mủ tai phải đưa bé đến bệnh viện để được xử trí kịp thời bằng đặt dẫn lưu để tránh biến chứng thủng màng nhĩ.
Theo Eva.vn
- Dấu hiệu bệnh cứng cổ ở bé (16:35:00 26/03/2008)
- Sơ cứu khi bé bị tai nạn (09:50:00 26/03/2008)
- Nguy hiểm từ viêm amiđan (09:31:00 24/03/2008)
- Biểu hiện nhỏ của bệnh nặng (08:33:00 21/03/2008)
- Hạ sốt tại nhà (19:47:00 20/03/2008)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |