- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Dấu hiệu bệnh cứng cổ ở bé
Cứng cổ là dấu hiệu xuất hiện trước tiên và rất sớm của một loại chứng bệnh quái ác gây cứng đờ toàn bộ cột sống từ cột sống cổ đến cột sống thắt lưng.
Tuy người ta gọi hội chứng này là “hội chứng cứng đờ cột sống” nhưng căn nguyên bệnh lại không phải do tổn thương của xương cột sống, cũng không phải do rối loạn hệ thần kinh mà chính là do cấu trúc của hệ cơ đã bị hư tổn từ khi lọt lòng mẹ.
Dấu hiệu nhận biết
Các rối loạn thường phát hiện từ thời thơ ấu, từ những năm đầu tiên của tuổi đời. Bệnh tiến triển từ từ, không có đau đớn và rối loạn toàn thân. Chỉ có hai biểu hiện bất thường là mất khả năng gấp cổ và chạy khó khăn, sau đó dẫn tới không chạy được, không có triệu chứng gì kèm theo và không có viêm khớp.
Khi khám cột sống có thể thấy:
Vẹo lệch cột sống; Hạn chế vận động cột sống: triệu chứng nổi bật quyết định chẩn đoán là mất vận động gập cột sống rất nặng, thường gặp ở cả ba đoạn cột sống linh động;
Động tác xoay và nghiêng sang bên của cột sống cũng bị hạn chế ở mức độ nặng như thế. Tùy giai đoạn có thể bệnh nhân còn làm được một số động tác gập nhưng ở mức độ hạn chế.
Tại khu vực khác thấy đặc biệt là hạn chế vận động duỗi của khớp khuỷu. Hiếm gặp còn thấy hạn chế các động tác duỗi khớp háng, gối; xoay người của vai và khuỷu tay.
Khám các cơ tỷ mỉ nhận thấy những rối loạn vận động ở cột sống và các chi kể trên đều do một nguyên nhân chính là sự co kéo cơ. Teo cơ xuất hiện ở mức độ vừa. Suy yếu vận động nổi bật nhất là vùng đai lưng và cổ, không có hiện tượng giật bó cơ, không có chuột rút và không tăng trương lực cơ, cũng như không có hình ảnh vôi hóa phần mềm trên phim X quang.
Cần có khám xét về tim, bởi vì theo J.M.Missini và A Prost, đã gặp hai trường hợp cứng đờ cột sống có phân ly nhĩ thất và tim đập nhanh, không có rối loạn gì về thần kinh và tâm thần. Bệnh tiến triển chậm và kéo dài hàng năm.
Nguyên nhân
Cho tới nay đã có nhiều ý kiến tương đối thống nhất cho rằng: cứng đờ cột sống trong hội chứng này là do co kéo cơ, do nguồn gốc trung ương... tổn thương “có chọn lọc” chính là ở những khối cơ duỗi của thân đã đưa đến hậu quả làm mất vận động gấp cột sống. Lâm sàng biểu hiện rõ nét là những loạn dưỡng của một bên bệnh cơ không do viêm mà có thể là do di truyền bẩm sinh.
Điều trị bệnh bằng cách nào?
Theo phương hướng của bệnh cơ bẩm sinh, có tác giả đã điều trị bằng corticoid liệu pháp với liều mạnh nhưng chưa thấy kết quả gì đáng kể.
Có thể vận dụng các thủ thuật xoa bóp nhẹ nhàng các khu vực cơ đang bị co cứng. Không nên nắn chỉnh mạnh, đề phòng gãy xương cột sống. Các biện pháp này đều phải có chỉ định hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Hy vọng sẽ có những công trình nghiên cứu về di truyền học và điều trị học với mục đích khôi phục khả năng vận động cột sống cổ của bé.
Trong những năm đầu của tuổi đời bé, các bà mẹ cần chú trọng quan sát sự vận động cổ của cháu bé. Nếu phát hiện thấy gấp cổ của bé bị hạn chế và đi, chạy khó khăn thì nên đưa bé đi khám bệnh tại các trung tâm bệnh cơ khớp và di truyền học càng sớm càng tốt.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
- Sơ cứu khi bé bị tai nạn (09:50:00 26/03/2008)
- Nguy hiểm từ viêm amiđan (09:31:00 24/03/2008)
- Biểu hiện nhỏ của bệnh nặng (08:33:00 21/03/2008)
- Hạ sốt tại nhà (19:47:00 20/03/2008)
- Test Fagan (19:47:00 20/03/2008)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |