Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Cho bé ngủ đúng giờ

11:04:50 30/03/2008

Ở bất kỳ lứa tuổi nào, chu kỳ ngủ hàng ngày và thời gian ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng và chức năng hoạt động của cơ thể con người. Với bé cũng thế. Vì vậy, xây dựng và duy trì một thói quen ngủ tốt sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng, ngủ say và thức dậy một cách thoải mái, sảng khoái.

Điều này cũng giúp ngăn ngừa những vấn đề về giấc ngủ trong tương lai. Thói quen đi ngủ đúng giờ không chỉ loại bỏ stress trong lúc ngủ mà còn giúp tạo ra thời gian đặc biệt cho bạn và bé.

Chưa có quy định chính xác nào cho việc ngủ, và giấc ngủ cũng khác biệt đối với từng người. Nhưng với bé thì khác, nếu giờ giấc đi ngủ đã trở thành thói quen và đi vào cuộc sống, nó sẽ có tác dụng rất tốt. Có nhiều phương pháp tập luyện để có giấc ngủ tốt và dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể đem lại hiệu quả cao cho giấc ngủ.

1. Hãy tạo thói quen trong gia đình

Ưu tiên cho giấc ngủ và nó là một phần trong kế hoạch hàng ngày của bạn, theo tư vấn của các chuyên gia về giấc ngủ, hãy xác định là mỗi thành viên trong gia đình bạn cần bao nhiêu thời gian cho việc ngủ và đảm bảo rằng họ phải dành được bấy nhiêu thời gian để ngủ. Hãy hỏi bác sỹ nhi bất cứ điều gì về giấc ngủ của con bạn nếu giấc ngủ không được như mong muốn. Hầu hết các vấn đề này đều được chữa trị dễ dàng.

 

2. Biết cách tìm ra những vấn đề về giấc ngủ của bé

Theo các chuyên gia nhi, khi bé khó ngủ, bạn nên tìm ra những vấn đề về giấc ngủ như: nguyên nhân khó ngủ, hay thức giấc vào ban đêm, ngáy, không chịu đi ngủ, có vấn đề về đường hô hấp, và thở mạnh khi ngủ… Những vấn đề này có thể là do những việc xảy ra vào ban ngày như gắng sức, mệt mỏi, buổn ngủ hoặc cơ thể không ổn định…

3. Nhất quán, trước sau như một

Hầu hết ở các bậc cha mẹ, tính nhất quán "trước sau như một" là chìa khóa của mọi công thức dẫn tới thành công. Nếu không có nó, bạn không thể mong đợi là con cái mình sẽ học hỏi và thay đổi hành vi.

4. Cùng thảo luận

Trong một gia đình, điều quan trọng là bạn phải cùng thảo luận và làm việc với vợ hoặc chồng mình về chiến lược cho gia đình mình. Nếu bạn đang bắt đầu một chương trình lập kế hoạch cho giấc ngủ sau khi có những vấn đề về giấc ngủ của bé, hãy giải thích về kế hoạch mới đó nếu bé đủ lớn để hiểu được tầm quan trọng của kế hoạch.

5. Lập thời gian biểu: giờ đi ngủ và giờ thức dậy

Lập thời gian biểu và có kế hoạch cho giấc ngủ hàng ngày của gia đình. Điều này giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của bé trong 24 giờ. Nếu để chu kỳ này vượt lên 25 giờ, nghĩa là bé đã thiếu một cái gì đó cần phải bù đắp lại. Vì vậy, bạn phải xây dựng chu kỳ và thời gian cho giấc ngủ, thói quen đi ngủ, phân biệt ban ngày và ban đêm.

Chưa có thời điểm nào được gọi là lý tưởng cho giấc ngủ ở mỗi bé, bởi vì những nhu cầu ngủ, lối sống, ngủ trưa sẽ khác nhau với từng người. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những yêu cầu về giấc ngủ điển hình cho từng nhóm tuổi và sử dụng nó như là bản hướng dẫn.

Chú ý: không áp dụng thời gian biểu ngủ nghỉ cho bé dưới 4 tháng tuổi, bởi vì nhịp và đồng hồ sinh học của bé mới sinh dưới 4 tháng mới đang hình thành và chưa đi vào chu kỳ thường xuyên.

6. Chu kỳ thường nhật

Chu kỳ thường nhật về thời gian đi ngủ vào ban đêm sẽ giúp bé biết cách đi ngủ, giống như việc đọc một đoạn sách lúc lên giường sẽ giúp một số người lớn chúng ta đi vào giấc ngủ dễ hơn. Cấu trúc chu kỳ thường nhật cũng liên quan đến phòng ngủ với cảm giác thoải mái và tạo cảm giác an toàn.

Chu kỳ thường nhật có thể loại bỏ stress ra khỏi giấc ngủ và giúp tạo ra một khoảng thời gian đặc biệt, nhất là khi trong gia đình có nhiều hơn một bé.

Theo Web Trẻ Thơ 

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo