- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé có thể thủ dâm từ lúc 3 tuổi
Bé Gấu "say sưa" dùng tay sờ "chỗ ấy" của mình, miệng lầm bầm: "Sao mày xinh thế, sao mày không giống bạn Hoa"... Hơn 1 lần phát hiện hành vi lạ trên của cậu con trai 5 tuổi , chị Phương, ở quận 7, TP HCM, hoảng hốt đưa con đi khám.
Chị Phương kể: "Từ 4 tuổi, sau mỗi lần đi vệ sinh hay đi tắm, cháu thường đưa tay tự sờ mó "chỗ ấy". Tôi vừa ngượng vừa giận nên đã đánh cháu và không cho làm thế nữa.
Từ đó cháu không dám công khai mà lén lút chui vào nhà vệ sinh để hành động, tôi nhiều lần rình xem và bắt gặp". Chồng chị Phương cũng tỏ ra lo lắng không kém vì cho rằng con mình hư hỏng quá sớm nên mang đến bệnh viện để chữa trị.
Tương tự, vợ chồng anh Dũng chị Lý nhà ở quận 1, cũng bấn loạn tinh thần khi phát hiện ra cậu con trai 4 tuổi, đứa con đầu mà anh chị chăm chút từng tí một có dấu hiệu lạ.
Anh Dũng cho biết, cả nhà đã phát hoảng cho rằng thằng Tí bị "biến thái" khi thấy bé thường khoe bộ phận sinh dục với mọi người. Chưa hết, mỗi khi tắm, Tí thích tự tay xoa "chỗ ấy" cho cương cứng lên rồi khoe với mẹ: "Chị Thủy con bác Hai không có cái này giống con".
"Tôi đã dùng mọi biện pháp răn đe con. Lúc đầu Tí nghiêm túc nghe theo nhưng thi thoảng cháu vẫn lén hành động", anh Dũng than thở với các bác sĩ.
Theo nghiên cứu mới nhất tại Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. HCM do bác sĩ Phạm Ngọc Thanh và chuyên gia tâm lý người Mỹ, Audrey Hauchecorne đảm trách, thủ dâm (tự sờ mó bộ phận sinh dục) ở bé dưới 5 tuổi được xem như một nhu cầu tò mò khám phá giới tính đầu đời. "Hành vi này thường không kéo dài, mức độ cảm giác đạt được cũng không giống với thủ dâm ở người lớn", bác sĩ Thanh khẳng định.
Theo bác sĩ Ngọc Thanh, sự thăm dò thường xuất hiện từ khi bé 3 tuổi kéo dài đến hơn 5 tuổi. Trong giai đoạn này, bé cũng bắt đầu biết phát hiện và thấy có khác biệt với bé khác phái.
Đối với bản thân, bé thường khám phá cơ thể tại một số vùng có cảm giác mạnh như hậu môn, cảm giác của bộ phận niệu và sinh dục. Những thử nghiệm này ban đầu chỉ là vô tình ngẫu nhiên, nhưng sau đó bé thường có khuynh hướng tìm kiếm hoặc tái tạo lại cảm giác đó.
Phụ huynh không nên mắng hoặc phạt bé bởi việc kết án chỉ khiến bé có cảm giác phần thân thể này dơ bẩn hoặc cấm kỵ hoặc sợ hãi, gây rối loạn phát triển.
Một nguyên nhân khác khiến bé thủ dâm là để trấn an mình trước sợ hãi. Theo bác sĩ Thanh, khi sợ hãi trước bóng đêm, trước một cảnh phim gay cấn hay chứng kiến cảnh cha mẹ đánh nhau, một số bé cũng thường dùng tay thủ dâm, cọ quậy trên giường liên hồi hoặc chà thân người lên vải trải giường.
"Phụ huynh vì thế cần phân biệt để tránh hiểu nhầm con mình bị hư hỏng. Trong trường hợp này, phụ huynh cần đưa đến các bác sĩ tâm lý để hiểu nguồn gốc nhằm sớm trấn an bé thoát khỏi cơn sợ hãi", bác sĩ Thanh nói.
Tuy nhiên cũng theo bác sĩ Thanh, nguy hiểm hơn cả là những trường hợp bé thủ dâm do tác động của gia đình hoặc bị lạm dụng tình dục.
Việc bị người lớn thường xuyên âu yếm hôn vào bộ phận sinh dục hoặc chứng kiến cảnh bố mẹ ân ái, dễ khiến bé bị tò mò, ám ảnh, sau đó tự thủ dâm hoặc áp dụng ngay với mẹ, bố trong tư thế kích thích.
Đối với trường hợp này, ngoài việc điều chỉnh lối sinh hoạt, nếu phát hiện trẻ thủ dâm thường xuyên kèm theo biểu hiện buồn bực, hung bạo, quyến rũ quá mức với người lớn, sa sút học tập, thì phụ huynh cần đưa đến các chuyên gia tâm lý khám ngay vì có thể bé đã bị rối loạn tâm lý do tác động từ ngoại cảnh.
Theo Vnexpress
- Phòng viêm mũi, họng khi chuyển mùa (13:39:00 28/03/2008)
- Dấu hiệu bệnh cứng cổ ở bé (16:35:00 26/03/2008)
- Sơ cứu khi bé bị tai nạn (09:50:00 26/03/2008)
- Nguy hiểm từ viêm amiđan (09:31:00 24/03/2008)
- Biểu hiện nhỏ của bệnh nặng (08:33:00 21/03/2008)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |