Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Biểu hiện nhỏ của bệnh nặng

08:03:50 21/03/2008

Đôi khi, gặp các vết đỏ hoặc trầy xước nhỏ trên da của bé, bạn nghĩ là không quan trọng và chữa tại nhà. Trong một số trường hợp, trẻ có thể qua khỏi. Thế nhưng, có trường hợp các biểu hiện diễn biến nặng và gây nguy hiểm cho bé. Do đó, bố mẹ hãy theo dõi kỹ khi trẻ có các biểu hiện sau:

1 Đốm sưng đỏ trên da:

Vết sưng tấy do kiến, muỗi, ong đốt có thể gây ra nốt sưng phồng trên cơ thể bé.

Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quỳnh Hương, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, hướng dẫn: "Bố mẹ nên thoa thuốc chuyên dùng khi bị côn trùng cắn lên vết đốt cho trẻ. Mục đích là trung hòa chất côn trùng tiết ra, tránh cho bé khỏi bị phản ứng dị ứng. Sau đó, bạn tiếp tục theo dõi tình trạng của bé".

 

"Nếu phát hiện trẻ mệt mỏi, nôn, tay chân lạnh, vã mồ hôi hoặc vùng bị thương sưng tẩy, nổi bóng nước, lan rộng ra xung quanh, nổi mẩn đỏ nhiều nơi trên cơ thể, bạn nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Trong trường hợp nặng, vết côn trùng cắn có thể gây sốc phản vệ".

2 Răng có màng bám hoặc đốm đen nhỏ: Nếu quanh chân răng của bé xuất hiện mảng bám hoặc đốm đen, bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra ngay. Các nha sĩ sẽ xử lý mảng bám hoặc trám lỗ đen để bé không bị sâu răng.

Theo nha sĩ Phạm Thị Thanh Diệp, Bệnh viện Q.1, có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn. Răng sẽ mọc lệch, ảnh hưởng khớp nhai.

Nếu răng vĩnh viễn của bé bị sâu, phải nhổ. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến khớp nhai và quá trình tiêu hóa của trẻ.

3 Ngoáy, ngứa tai:

Trong nhiều trường hợp, bé thích ngoáy tai vì những âm thanh sột soạt. Tuy nhiên, bạn hãy kiểm tra xem tai trẻ có mùi hôi, bị tấy đỏ hoặc vật lạ chui vào hay không.

Bác sĩ Võ Quang Phúc, Bệnh viện Tai - Mũi - Họng TP.HCM, cho biết: "Nếu tai trẻ sưng đỏ, rỉ dịch, có mùi bất thường kèm quấy khóc, bạn hãy đưa con đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc Tai-Mũi-Họng. Đó có thể là dấu hiệu của chứng viêm tai, dị vật hoặc do côn trùng chui vào".

4 Vết trầy xước ở tay, chân:

Các bậc phụ huynh thường cho rằng nguyên nhân làm bé bị trầy xước có thể do ngã hoặc va chạm với vật gì đó và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, vết thương có thể bám bụi bẩn, đất, cát, kim loại, khiến bé dễ bị nhiễm trùng.

Theo thạc sĩ - bác sĩ Trần Quỳnh Hương, Bệnh viện Nhi đồng 2, điều cần làm trước tiên là sát trùng vết trầy xước bằng bông, gạc và thuốc sát trùng. Sau đó, bạn hỏi bé nguyên nhân. Nếu bị xây xát do kim loại, vết thương có đất bẩn, nên đưa bé đi khám để được chỉ định tiêm ngừa uốn ván. Trường hợp bị con vật cào, cắn, bé cần được tiêm phòng bệnh dại.

Với trẻ nhỏ chưa biết nói, bố mẹ cần rà soát tất cả khả năng có thể xảy ra. Sau đó, hãy đưa bé đến bác sĩ để khám, tìm hiểu nguyên nhân và được tư vấn, điều trị thích hợp.

5 Vết bỏng nhỏ ở tay, chân:

Một số trẻ bị vết bỏng nhỏ, bố mẹ có thể chữa trị tại nhà.

Bác sĩ Lê Nguyễn Duyên Minh, khoa Bỏng, Bệnh Viện Chợ Rẫy TP.HCM, khuyên: "Khi con bị bỏng, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để đánh giá mức độ và xử trí thích hợp".

"Bạn cần theo dõi vết thương đến khi khỏi hẳn và sớm phát hiện dấu hiệu như co rút, biến dạng để can thiệp kịp thời, tay hoặc chân trẻ có thể bị tật, co quắp và không cử động được".

Lưu ý: Để trẻ không phải gánh hậu quả nặng nề, bố mẹ nên thường xuyên quan sát, phát hiện và theo dõi những dấu hiệu trên da bé. Nên đưa bé đến bệnh viện trước khi các dấu hiệu bộc phát nặng.

Theo Tiếp Thị & Gia Đình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo