- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Bé lười ăn và những vấn đề tâm lý
Sợ con đói, nhiều bà mẹ tiếp tục bắt bé ăn, thậm chí bóp miệng để đưa thức ăn vào. Lâu dần, bé sẽ căng thẳng, sợ hãi, ngủ không ngon giấc, không tiết được các men tiêu hóa để hấp thụ thức ăn...
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa (Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM) cho biết, hiện mỗi ngày, khoa tiếp nhận hơn 100 bé đến khám, trong đó khoảng 40% bé bị biếng ăn tâm lý.
Mở mắt ra là ăn
Mới đây, bé Khánh (5 tuổi, ngụ ở quận Tân Bình) được mẹ đưa đến bác sĩ khám vì suy dinh dưỡng, biếng ăn. Bé gầy gò, da xanh xao và không chịu giao tiếp với bất cứ ai. Người mẹ kể, mỗi lần ăn, cả mẹ và cô giáo đều phải la mắng suốt.
Gần đây, do quá bận bịu với công việc, người mẹ đã “khoán trắng” việc ăn uống của bé cho cô giáo, đồng thời ủng hộ việc cô hù dọa để Khánh sợ, phải ăn. Những lần sau đó, chỉ cần Khánh từ chối ăn là cô giáo sẵn sàng dọa cho vào bao tải cột lại… Bé ngày càng sợ, chỉ cần nhìn thấy thức ăn là lập tức ói.
Từ một cháu bé vui vẻ, hoạt bát, Khánh trở nên chậm chạm, ít nói. Các bác sĩ chẩn đoán cháu mắc bệnh biếng ăn tâm lý và đã có triệu chứng của bệnh tự kỷ ám thị.
Theo bác sĩ Hoa, bé mắc bệnh biếng ăn tâm lý phần lớn do bị cha mẹ ép ăn. Nhiều bà mẹ đưa bé đến khám vì biếng ăn nhưng lại được bác sĩ chẩn đoán… béo phì.
Với quan niệm trẻ con càng tròn trịa càng dễ thương, nhiều bà mẹ ra sức ép con ăn mà quên đi nguy cơ béo phì ở bé. Không ít người còn ra sức ép vì luôn lấy cân nặng của con làm thành tích của mình (nhất là các bà mẹ chỉ ở nhà chăm con). Nghe họ kể về thực đơn đã ép bé ăn trong ngày, các bác sĩ chỉ biết… lắc đầu.
Bác sĩ Hoa nhấn mạnh, ngay cả khi bắt được con ăn theo ý muốn thì bé cũng không thể phát triển tốt. Bé bị ức chế nên không tiết được đầy đủ các men tiêu hóa, không thể hấp thu tốt thức ăn. Chưa kể sự căng thẳng trong những bữa ăn còn làm bé luôn bị ám ảnh, ngủ không ngon giấc, không tiết ra được hoóc môn tăng trưởng để phát triển.
Căng thẳng từ mẹ chuyển sang con
Chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp cho biết, khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM liên tục tiếp nhận bé rối nhiễu tâm lý do bị cha mẹ, thầy cô giáo ép ăn. Với nhiều bé, ăn uống trở thành một chuyện rất khủng khiếp, có cháu bé sợ đến mức nhịn suốt hai ngày.
Theo ông Điệp, sở dĩ có tình trạng trên là do nhiều người mẹ quá đề cao chế độ dinh dưỡng của bé. Chỉ cần bé không ăn một bữa hoặc ít hơn mọi ngày là đã căng thẳng. Cũng vì lý do này mà thực đơn của bé thường được kê quá nhiều. Bé gần như bị tước đoạt cảm giác thèm ăn. Do luôn bị ép ăn trước khi cảm thấy đói, bé sẽ dần mắc bệnh biếng ăn tâm lý.
Khi sợ ăn, hoặc bị ép ăn no quá, bé bị nôn. Sợ con đói, nhiều người lại tiếp tục bắt bé ăn, thậm chí bóp miệng để đưa thực phẩm ăn vào. Điều này càng tạo thêm sự căng thẳng, sợ hãi ở bé. Sợ ăn kéo dài đồng nghĩa với việc bé bị stress kéo dài, gây ảnh hưởng đến phát triển tâm lý sau này. Dành quá nhiều thời gian cho việc ăn uống, bé sẽ mất đi thời gian vui chơi, vận động, gây chậm phát triển.
Ông Ngô Xuân Điệp khuyên, các bậc cha mẹ cần tôn trọng việc ăn uống của con kể cả khi bé từ chối, đừng quá chú trọng tới chế độ dinh dưỡng mà quên đi sự phát triển tinh thần, thể chất của bé.
Bác sĩ Hoa cũng khẳng định, khi thấy bé lười ăn bất thường, nên đưa đi khám, tránh tự ý cho bé uống thuốc bổ hoặc những sản phẩm quảng cáo. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong khi ăn, để bé chọn những món ưa thích. Nên tách riêng từng món, thay vì trộn lẫn.
Khám tâm lý cho bé lười ăn 25-40% bé trước tuổi đi học có khó khăn trong ăn uống như đau bụng cơn, ói mửa, ăn chậm và từ chối ăn. Ở bé sinh thiếu tháng, 40-70% bé có vấn đề ăn uống. Sau khi bé được khám một số chuyên khoa nhi như tiêu hóa, tai mũi họng, thần kinh để loại trừ những bệnh lý y khoa, bé được giới thiệu đến khám tâm lý. Sự khác nhau giữa chuyên viên tâm lý và chuyên viên dinh dưỡng Vai trò của chuyên viên dinh dưỡng: Chuyên viên dinh dưỡng theo dõi cân nặng và chiều cao so với tuổi của bé. Chuyên viên dinh dưỡng tìm hiểu về số lượng và chất lượng thức ăn bé dùng hằng ngày, tư vấn cho cha mẹ loại thực phẩm nào tốt nhất cho bé tùy theo tuổi để bé phát triển thể chất tối ưu. Vai trò của chuyên viên tâm lý: Chuyên viên tâm lý tìm hiểu các khía cạnh sau đây. - Mối tương tác giữa cha mẹ và con cái trong lúc bé ăn: tương tác tích cực, như tiếp xúc mắt, xướng âm qua lại, khen ngợi, vuốt ve bé là những điều cần được khuyến khích. Ngược lại, tương tác tiêu cực, như ép buộc ăn, dỗ dành, hăm dọa khiến bé có hành vi chống đối như tránh nhìn thức ăn, ném thức ăn, là những điều không được khuyến khích. Cha mẹ có thể không nhận ra những gợi ý của bé cho thấy bé no hay đói, có nhu cầu ăn hay không. - Bầu khí trong bữa ăn: vui tươi, thoải mái, hoặc căng thẳng, buồn sầu. - Tình trạng sức khỏe của cha mẹ: có căng thẳng thần kinh (stress) do áp lực công việc ngoài xã hội, có trầm cảm, cáu gắt, nóng giận với con. - Cách cha mẹ khắc phục: ví dụ như cho bé xem quảng cáo trên truyền hình để dụ bé ăn. - Đánh giá tuổi phát triển của bé: một số lớn bé có rối loạn ngôn ngữ thường kèm theo rối loạn ăn uống như chậm biết nhai, chỉ biết ăn một số thực phẩm giới hạn. - Bé có rối loạn lo âu vì xa cách cha mẹ: hiện nay nhiều cha mẹ phải đi làm xa quê hương và nhờ ông bà chăm nuôi cháu, nên bé thiếu vắng tình thương của cha mẹ có thể dẫn đến rối loạn trầm cảm ở bé. Rối loạn này được biểu hiện bằng từ chối ăn, khó ngủ, thu mình lại, không nói chuyện, thụ động hoặc trái lại rất hiếu động và hung hăng. Chẩn đoán rối loạn tâm lý do ăn uống Tuy nhiều bé có vấn đề ăn uống, nhưng rối loạn ăn uống chỉ được gặp trong 1-3% bé và được chẩn đoán dựa trên bốn tiêu chí dưới đây: - Ăn kém từ hơn 1 tháng nay, kéo theo sụt cân hoặc không tăng cân. - Không kèm theo bệnh lý y khoa thể chất - Không thể giải thích cho thiếu thực phẩm hay do bệnh lý tâm thần như rối loạn nhai lại - Xảy ra trước 6 tuổi và hành vi biếng ăn hoặc sụt cân được cải thiện khi một người khác chăm sóc và nuôi bé. Hướng dẫn cải thiện vấn đề ăn uống Cha mẹ cần biết một số nguyên tắc về ăn uống: Thời gian ăn: - Cho bé ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ đều đặn, đúng giờ. - Mỗi bữa ăn không kéo dài quá 30 phút - Không cho ăn vặt ngoại trừ uống nước. Bầu không khí của bữa ăn: - Bầu khí vui tươi, thoải mái, không ép buộc bé ăn - Không xem truyền hình hoặc trò chơi điện tử - Không dùng thức ăn để khen thưởng. Tiến trình cho ăn: - Khẩu phần ít - Ăn thức ăn đặc trước và uống nước cuối bữa ăn - Khuyến khích bé tự ăn càng nhiều càng tốt - Dẹp thức ăn sau khi bé ngưng ăn 10-15 phút - Chấm dứt bữa ăn khi bé ném thức ăn cách giận dữ - Chỉ lau sạch miệng bé sau khi ăn xong. Ngoài ra, cha mẹ cần học cách nhận biết những dấu hiệu bé đói hoặc no. Không ép bé ăn khi bé không thấy đói. Tạo bầu khí vui tươi, ấm cúng trong bữa ăn. Thay đổi thức ăn từ từ, tư thế của bé, dụng cụ đựng thức ăn để tránh nhàm chán. Nên cho bé tự chọn thức ăn hợp khẩu vị của bé thay vì ép bé dùng những thức ăn theo ý thích của cha mẹ. Nếu có vần đề bé bị bạc đãi hoặc bị lạm dụng và cha mẹ có bệnh tâm thần thì cần phải được chữa trị. |
Theo Nhi Đồng I / Báo Đất Việt
- Đồ ăn lạnh không tốt cho bé (15:24:00 09/09/2008)
- Kiểm soát cholesterol và caffein cho bé (15:17:00 08/09/2008)
- Lưu ý về an toàn thực phẩm cho bé (15:31:00 06/09/2008)
- Giảm lượng muối hàng ngày cho bé (15:35:00 05/09/2008)
- Thực phẩm cho bé sự thông minh (16:04:00 04/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |