Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

4 lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé

15:05:30 20/08/2008

Trong độ tuổi 1-2, hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt. Vì vậy, bạn nên chú ý chọn các loại thực phẩm tươi ngon - đảm bảo các điều kiện vệ sinh khi chế biến và bảo quản thức ăn cho bé.

Hướng dẫn cách dùng đồ hộp

Ngày nay, bạn có thể dễ dàng chọn lựa các loại thực phẩm cho bé hàng ngày từ chợ hay siêu thị. Để tiện lợi, nhiều bà mẹ thường tin tưởng và chọn mua các loại thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn. Tuy nhiên, khi chọn đồ hộp bạn nên lưu ý một số điểm sau:

Thứ nhất, phải đảm bảo chất lượng, thời gian sử dụng cũng như các thành phần dinh dưỡng được chú thích trên sản phẩm.

Thứ hai, thực phẩm đóng hộp phải có các thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.

Thứ ba, không nên sử dụng để nấu ăn cho bé những loại thực phẩm có chứa nhiều muối, đường hóa học hay các chất phụ gia không an toàn khác.

Thứ tư, đồ hộp sau khi được mở nắp, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng để chế biến làm đồ ăn cho bé tối đa không quá 24h với các loại thịt, cá và không quá 48 giờ với các loại rau củ. Bạn cũng nên tham khảo hướng dẫn thời gian sử dụng đồ hộp sau khi mở nắp được ghi chú bên ngoài vỏ nếu có.

Đồ hộp đông lạnh để lâu cũng dễ bị thay đổi hay phân hủy các thành phần dinh dưỡng có lợi. Hơn nữa, qua quá trình chế biến và sử dụng nhiều lần, đồ hộp vô tình là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe bé.

 
Ảnh: GettyImages

Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên đi chợ một lần, chọn mua các loại thực phẩm tươi sống và sử dụng để chế biến bữa ăn cho bé. Nếu điều kiện hạn chế, bạn cũng có thể sơ chế qua và rửa sạch sẽ thực phẩm, sau đó bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần trong khoảng 2 ngày.

Lưu ý khi sử dụng các loại phủ tạng động vật

Một số bà mẹ quan niệm rằng cho bé ăn các loại phủ tạng động vật như tim, gan, lòng… sẽ rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận vì một số loại phủ tạng động vật chứa rất nhiều protein, đặc biệt là cholestorol khiến cơ thể bé không hấp thu được. Dù vậy, phủ tạng động vật lại chứa nhiều đạm và nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Vì vậy, bạn nên cho bé ăn một lượng vừa phải phủ tạng động vật, khoảng 1 tuần 1 lần là được.
 
Bạn cũng nên thận trọng với một số loại rau quả rất dễ nhiễm nhiều thuốc trừ sâu hay hóa chất bảo quản như quýt, táo, lê…

Cẩn thận với lò vi sóng

Bạn không nên sử dụng lò vi sóng nếu muốn hâm nóng sữa cho bé. Với sức nóng của lò vi sóng, bạn sẽ khó khăn khi nhận biết độ ấm vừa đủ an toàn dành cho bé. Bởi vì, lớp sữa trên bề mặt có thể mát hơn so với lớp sữa ở đáy cốc. Do đó, nếu bạn quá tin tưởng ở nhiệt độ của lò vi sóng, bé rất dễ bị bỏng miệng khi uống tới lớp sữa bên trong cốc. Tốt nhất, bạn nên đổ sữa vào một cái bình dành cho bé và lắc đều bình. Hoặc bạn cũng có thể dùng thìa khuấy đều cốc sữa và uống thử một chút trước khi cho bé uống.

Lưu ý khi chế biến thực phẩm

Trước tiên, bạn phải rửa sạch tay và các dụng cụ để chế biến thực phẩm. Tiếp đến, tùy từng loại thực phẩm, bạn nên có cách sơ chế và làm sạch khác nhau. Để tránh làm mất các loại vitamin và khoáng chất khi đun nấu, bạn hãy đợi nước sôi rồi mới cho rau vào, không nấu quá lâu và cho bé dùng ngay sau khi nấu chín.

Với các loại gạo hay ngũ cốc, bạn nên xay mịn trước khi sử dụng để nấu cháo cho bé ăn.

Với các loại thịt động vật, bạn nên loại bỏ lớp bì hay lớp mỡ thừa trước khi cho vào nồi nấu.

Không cần thêm đường hay bất kỳ một chất phụ gia nào vào đồ ăn dành cho bé. Bạn chỉ cần nêm gia vị hay dầu mỡ thông thường hợp với khẩu vị bé là đủ.

Phương Thảo (theo Parentcenter)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo