Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Cân bằng dinh dưỡng cho bé

14:29:30 19/08/2008

Bạn nên lưu ý một số điểm sau khi cân bằng dinh dưỡng cho bé để đảm bảo bé được cung cấp đủ năng lượng lại không bị tăng cân, béo phì. 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá.

Với bé lúc sơ sinh và khi còn nhỏ, sữa mẹ luôn đảm bảo nguồn vitamin và dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng của bé.

Nếu bạn không đủ sữa hay vì lý do đặc biệt nào đó phải dùng sữa ngoài, bạn nên lựa chọn những sản phẩm sữa công thức chuyên dụng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Tốt nhất, bạn nên sử dụng những loại sữa công thức có thành phần dinh dưỡng tương đương với sữa mẹ.

Sữa đậu nành hay nước cơm pha đường hoàn toàn không phù hợp với bé ở giai đoạn sơ sinh.

Khi bé bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên lưu ý bổ sung thực phẩm giàu chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Bé cũng cần nguồn dinh dưỡng đa dạng để có đủ năng lượng cho một ngày họat động của bé.

Sữa không hoặc ít chất béo thực sự không cần thiết cho cơ thể bé lúc này. Cho dù, bé thuộc loại hơi “mũm mĩm” bạn cũng không nên áp dụng bất cứ một thực đơn ăn kiêng nào cho bé.

Bạn lưu ý chế độ dinh dưỡng để giảm cân cho bé khác với việc buộc bé phải ăn kiêng. Chỉ cần hạn chế đồ ngọt hay thức ăn giàu tinh bột, dầu mỡ cho bé hàng ngày là được.


Ảnh: GettyImages 

Nên đa dạng nguồn thực phẩm hàng ngày

Lựa chọn và khuyến khích bé tạo thói quen sử dụng nguồn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ mà cơ thể dễ hấp thụ như hoa quả, rau tươi… Giúp bé kiểm soát lượng thực phẩm dễ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe bé như đường sữa, bánh kẹo, thịt động vật…

Nên cho bé ăn cá

Omega 3 là một dưỡng chất quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển thể chất và trí não bé. Omega 3 được tìm thấy nhiều trong cá. Vì thế, bạn nên thường xuyên bổ sung nguồn dưỡng chất này bằng cách cho bé dùng từ 1-2 bữa cá mỗi tuần.

Lưu ý khi sử dụng dầu mỡ

Bạn chỉ nên sử dụng chất béo có hàm lượng thấp hơn 10% trong thực đơn dành cho bé. Điều đó có nghĩa là, khi chế biến và chuẩn bị bữa cho bé, bạn không nên sử dụng quá nhiều dầu mỡ hay các chất béo từ động vật khác.

Kiểm soát thực phẩm

Có thể mỗi ngày trong tuần, bạn nên cất hết các loại thực phẩm giàu năng lượng và hạn chế ăn vặt với bé. Có thể cất đi các loại bimbim, bánh kẹo ngọt… chỉ để lại trong tủ lạnh một chút hoa quả hay mấy lát bánh mì phòng khi bé đói bụng.

Nhận biết những loại chất béo ‘nguy hiểm’ và chất béo ‘an toàn’

Chất béo an toàn: còn được gọi là chất béo không bão hòa, cung cấp cholesterol, cần thiết cho quá trình tuần hoàn và phát triển ở bé. Chất béo này được cấu tạo tập trung chủ yếu dưới dạng hợp chất omega 3 và omega 6.

Thực phẩm giàu omega 3 và omega 6: cá thu, cá ngừ, cá hồi. Sữa đậu nành và các sản phẩm từ sữa đậu nành. Các loại rau có màu xanh. Các lọai hạt như hạt hướng dương và các loại đỗ.

Các dưỡng chất này có tác dụng phát triển trí não bé, tăng cường hệ miễn dịch. Ngăn ngừa chứng đau khớp, viêm khớp và các vấn đề về hệ tim mạch cho bé sau này.
 
Chất béo nguy hiểm: còn gọi là chất béo bão hòa. Chất béo này không có lợi cho cơ thể bé vì làm gia tăng lượng cholesterol.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo không an toàn: Các loại thịt động vật, bơ sữa và các sản phẩm từ bơ sữa. Các loại bánh kẹo ngọt. Những loại đồ ăn đóng gói giàu năng lượng như khoai tây chiên…

Sử dụng chất béo hợp lý

Chất béo chỉ nên chiếm 10% trong tổng số lượng dưỡng chất bé hấp thu vào cơ thể hàng ngày. Trong đó, nguồn chất béo giàu omega 3 và omega 6 nên là 1,5% và 0,5%.

Ngọc Huê (theo Raisingchildren)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo