- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Sử dụng sữa đậu nành cho bé
Cha mẹ cần tránh nhầm lẫn giữa sữa đậu nành và sữa công thức có nguồn gốc từ đậu nành.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo, rằng bé dưới 6 tháng tuổi chỉ nên cho ăn sữa mẹ hoàn toàn. Nếu trường hợp phải dùng sữa công thức thì sữa công thức gốc đậu nành chỉ nên dành cho bé không dung nạp lactose. Nếu bé có dị ứng sữa, có thể bé cũng sẽ bị dị ứng đậu nành và bé cần được dùng sữa công thức thủy phân protein thay vì sữa bò hoặc sữa công thức dựa trên đậu nành.
Những lưu ý quan trọng khi cho bé uống sữa đậu nành
1. Không cho bất kỳ bé dưới 6 tháng tuổi dùng sữa đậu nành. Do ở độ tuổi đó, cơ thể bé không thể xử lý hàm lượng mangan cao trong sữa đậu nành (mangan có thể là một chất độc thần kinh cho bé dưới 6 tháng). Một số loại sữa đậu nành có cảnh báo trên bao bì là sữa đậu nành có thể gây hại cho bé dưới 6 tháng tuổi bởi vì nó có chứa mangan cao hơn 50 lần mức được tìm thấy trong sữa mẹ.
Bé từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể dùng sữa đậu nành với rất nhiều lợi ích:
- Trong sữa đậu nành có chứa protein thực vật, không gây ra dị ứng ở những bé dị ứng với sữa bò và loại protein này có thể làm mất một lượng canxi nhất định trong thận.
- Đây là loại sữa không chứa lactose (trong khi khoảng 25% dân số thế giới không thể ngăn chặn đường lactose vì lactose không hề tốt cho sức khỏe).
- Các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành tương đương với sữa bò. Như vậy sữa đậu nành có thể bảo đảm việc đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng và vi chất cho bé.
2. Chọn một sữa đậu nành nguyên chất béo hữu cơ (full-fat organic soy milk), không phải là một sản phẩm ít chất béo. Các bé nên uống đầy đủ chất béo từ sữa bò hay sữa đậu nành cho đến khi ít nhất 2 tuổi. Chất béo rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Hãy tìm sữa đậu nành có chứa 4g chất béo trên khoảng 200ml sữa đậu nành.
3. Luôn luôn cho bé thử đồ ăn có tiềm năng dị ứng vào buổi sáng, như thế, mẹ có thể tìm hiểu phản ứng của con trong ngày. Các triệu chứng của dị ứng đậu nành có thể nhẹ và gồm chàm, phát ban da, sưng miệng hoặc lưỡi, tiêu chảy hoặc nôn mửa, sổ mũi.
4. Sữa đậu nành chỉ là cho một phần của chế độ ăn uống lành mạnh bên cạnh nhiều loại thức ăn khác. Sữa đậu nành có chứa canxi và protein ít hơn so với sữa bò. Do đó, đảm bảo bé phải nhận được tất cả các chất dinh dưỡng bé cần bằng cách ăn thực phẩm giàu protein, rau quả và ngũ cốc.
5. Dù có khá nhiều chất khoáng và vitamin nhưng sữa đậu nành lại ít protein, vitamin A, folate, canxi và kẽm. Đặc biệt, sữa đậu nành không có vitamin B12. Do đó, phụ huynh hãy bổ sung cho bé nguồn vitamin B12 và canxi từ các nguồn thực phẩm khác như súp lơ, ngũ cốc, sữa chua, nước quả...
Lời khuyên và cảnh báo
- Hãy tìm sữa đậu nành có bổ sung vitamin A và D.
- Nếu gia đình có tiền sử dị ứng sữa đậu nành, mẹ nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa trước khi cho bé uống thử sữa đậu nành.
- Chọn sữa đậu nành hữu cơ để hạn chế tiếp xúc với thuốc trừ sâu và chắc chắn đậu nành không phải loại biến đổi gene.
- Không nên cho bé dùng sữa đậu nành đã để qua đêm nhằm phòng ngừa những vi khuẩn độc hại.
- Nên làm sữa đậu nành tại nhà: Sữa đậu nành được bán lít, túi bên ngoài, nấu theo kiểu thủ công, không được kiểm tra về độ đậm đặc, không phải là nước uống dinh dưỡng mà chỉ là một loại nước giải khát, chưa kể đến khả năng nhiễm khuẩn E.coli, Salmonella… do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhiều gia đình chọn cách chế biến sữa đậu nành tại nhà, cách này trước đây chiếm khá nhiều thời gian và công sức, ngâm đậu, xay đậu, đun sôi, vớt bọt và tránh cho sữa bị khê, nồng, chưa kể đến việc những dưỡng chất có trong đậu nành có thể bị tiêu hủy vì chế biến không đúng cách.
Với một chiếc máy làm sữa đậu nành tại nhà, mẹ sẽ có những cốc sữa thơm ngon, hợp vệ sinh.
Phương Thảo (tổng hợp)
- Làm bánh gạo và bánh giò cho bé (10:42:00 11/11/2013)
- Làm bánh mỳ cho bé ăn sáng (10:18:00 11/11/2013)
- Làm bánh quy cho bé (09:55:00 11/11/2013)
- Món với đậu Hà Lan cho bé (14:55:00 07/11/2013)
- Dùng rau mầm chế biến món cho bé (14:47:00 07/11/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |