- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mốc phát triển 8 tháng tuổi
Nhiều bé bò tốt ở giai đoạn này. Khi bé dần năng động hơn, cần đề phòng bé ngã hay gặp nạn và nên giữ cho nhà cửa an toàn.
Bé bắt đầu nhút nhát với người lạ và khóc khi bị mẹ bỏ lại với một người trông bé. Đây là khởi đầu của cảm giác lo lắng khi xa mẹ. Trong thời gian này, bé sẽ học được khái niệm rằng khi mẹ rời khỏi bé, nghĩa là mẹ sẽ trở lại.
Một số bé chưa biết bò khi 8 tháng
Một số bé chưa thể bò mà chỉ biết trườn hoặc lăn. Bé có thể kéo mình đứng lên khi tỳ vào một đồ nội thất. Nếu mẹ bé ở cạnh một ghế sofa, bé sẽ dùng chiếc ghế này để hỗ trợ đứng dậy nhưng mẹ nên vòng tay đỡ bé phía sau, phòng khi bé bắt đầu chao đảo và ngã.
Quá trình học đứng có nghĩa là bé bắt đầu dễ bị ngã hơn – đây là phần khó tránh của tuổi thơ. Đừng quá căng thẳng mà cấm đoán con, nên thư giãn và để mắt tới bé khi bé khám phá môi trường xung quanh và hoàn thiện các kỹ năng thể chất. Tránh luôn bao bọc con mà nên để bé tự đứng lên để bé học tính tự lập.
Nên đảm bảo an toàn quanh nhà, ví dụ mẹ cần loại bỏ đồ dễ vỡ hay những thứ lung lay để chúng không đổ vào người bé.
Bé nhặt được những thứ nhỏ, chẳng hạn mẩu thức ăn
Bé bắt đầu làm chủ kỹ năng nhón, lấy đồ vật bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ. Khi đó, bé có thể dùng cách này để lấy một mẩu nhỏ thức ăn, chẳng hạn một mẩu bánh. Cần lưu ý với những thứ bé cho vào miệng vì bé có thể bị nghẹt thở.
Sau khi lấy được một vật nhỏ, bé có thể giữ nó trong lòng bàn tay đã nắm thành quả đấm của mình. Ném hay thả đồ trong tay trở thành hoạt động yêu thích của bé. Bé cũng biết tìm kiếm những đồ vật bị rơi.
Bé thể hiện cảm xúc nhiều hơn
Cảm xúc của bé ngày một rõ nét. Bé vỗ tay khi cảm thấy thích thú hoặc vẫy tay tạm biệt, hôn người thân thuộc nếu bé vui mừng.
Bé cũng có thể học đánh giá và bắt chước tâm trạng của người khác và biết thể hiện sự đồng cảm; chẳng hạn, nếu thấy một em bé khóc, bé sẽ tới xem em và bắt đầu thể hiện cảm xúc.
Giúp bé bớt lo khi xa mẹ
Bé lo lắng hay e ngại khi quanh bé có người lạ, nhất là lúc bé mệt mỏi hay cáu kỉnh. Khi mẹ đi và bé không nhìn thấy mẹ, bé trở nên buồn bã và bắt đầu khóc.
Để giúp bé hiểu mẹ đi làm rồi mẹ sẽ về, mẹ có thể thử chơi với bé cùng món đồ chơi quen thuộc. Giấu thú bông vào một tấm chăn trong thời gian ngắn và sau đó, lôi nó ra với niềm phấn khởi. Nó sẽ giúp bé hiểu là cho dù bé không nhìn thấy thú bông thì thú bông vẫn tồn tại.
Một khi phải đi làm và để lại bé với ông bà (người trông bé), mẹ có thể ôm, hôn và trấn an bé rằng mẹ sẽ trở lại. Nếu bé sợ hãi và khóc, mẹ cần cho bé chút thời gian để trấn an con. Có thể trao bé cho người nào thân thuộc mà bé an tâm như người bà của bé.
Một số bé quấy khóc khi xa mẹ nhưng có bé thì dễ chịu hơn. Điều này tùy thuộc tính khí của bé và thời gian bé được ở bên mẹ nhiều hay ít. Nếu mẹ chỉ ở nhà và chăm con một mình (không có bà hay người trông bé) thì bé sẽ bám mẹ “kỹ” hơn so với những bé có người thân chăm sóc cùng ngay từ khi chào đời.
Cách bé khám phá xung quanh
Bé yêu thích khám phá các đối tượng theo nhiều cách khác nhau, như lắc, đập, thả... chúng. Một loạt các đồ chơi khó vỡ, an toàn để bé đập, bóp, vặn, thả, rung, lắc... sẽ hấp dẫn bé.
Bé cũng hiểu những thứ phù hợp với nhau, chẳng hạn một đồ nhỏ thì được thả vào một đồ lớn. Thị giác phát triển giúp bé nhìn tốt hơn và nhận ra người hay đồ vật quen thuộc từ phòng bên kia. Vì thế, nếu thấy điều gì đó yêu thích, bé sẽ thể hiện niềm vui và bò tới.
Chọn đồ chơi cho bé 8 tháng tuổi
Bé có thể bò tốt bây giờ và rất thích được chơi đùa cùng bố, mẹ. Hãy cho bé một bát nhựa lớn, thìa gỗ và các đồ vật được đặt vào bên trong cái bát. Những hình khối đa dạng là cách hoàn hảo để bé phát triển kỹ năng vận động.
Phát triển trí não cho bé 8 tháng tuổi
Bé 8 tháng tuổi có khả năng vận động, tò mò cao hơn vì thế, chúng làm tăng khả năng học hỏi ở bé. Một số hoạt động dưới đây giúp bé tăng cường trí não:
Giấu và tìm kiếm: Sự phát triển nhận thức ở bé 8 tháng tuổi đủ để bé hiểu về khái niệm tồn tại của đồ vật, ngay cả khi bé không nhìn thấy nó. Giấu và đi tìm là hoạt động giúp bé tư duy và ghi nhớ để tìm ra cái gì và được giấu ở đâu. Bé 8 tháng tuổi sẽ bị hấp dẫn bởi đồ vật ở xa tầm tay một chút, do đó, mẹ có thể đặt đồ vật ở bên trong một cái hộp. Tiếp đến, lắc cái hộp cho phát ra âm thanh để bé ước lượng được địa điểm, bò tới đó và khám phá cái bên trong.
Chơi có mục đích: Đến 8 tháng tuổi, bé sẵn sàng chơi có mục đích hơn là chỉ đơn giản chọn một đồ chơi bất kỳ, nhai nó và sau đó thả nó xuống sàn. Mẹ có thể kích thích phát triển trí não cho bé bằng cách khuyến khích bé tìm những cách thức mới để chơi với đồ chơi quen thuộc. Chẳng hạn, ngồi đối diện với bé và chơi trò lăn bóng nhựa với con. Hãy cổ vũ nếu bé cố gắng lăn bóng lại phía mẹ. Khuyến khích bé học tập và phát triển ngôn ngữ bằng cách nói chuyện qua một điện thoại đồ chơi, giả vờ nói với ai đó về các sự kiện quan trọng trong ngày. Hãy đặt điện thoại lên tay bé, cười động viên nếu bé đang cố gắng để sao chép lại giọng của mẹ bằng bập bẹ qua điện thoại.
Âm thanh và ý nghĩa: David Steniberg (chuyên gia tâm lý trẻ em) phát biểu: “Thời kỳ quan trọng của sự phát triển não ở bé là khi não đủ chín muồi cho việc học hỏi và tiếp thu những kỹ năng mới”. David giải thích rằng, thời gian giữa 8 tháng tuổi và 3 tuổi là thời kỳ vô cùng quan trọng cho bé tiếp thu đồng thời hai kỹ năng chính là:
- Nghe và hiểu.
- Nói.
Các hoạt động như nhìn vào bức tranh đầy màu sắc giúp bé ghi nhớ từ vựng. Mẹ hãy gọi tên mỗi hình ảnh trong sách và cố gắng tạo âm thanh gắn với nó như tiếng gầm gừ của động vật hoặc âm thanh xe cộ.
Khuyến khích bé ngồi đối diện với mẹ và cùng hát những bài thiếu nhi vui nhộn, kèm theo điệu bộ cử chỉ.
Nhìn chăm chú vào con, cười vui vẻ và có những phản hồi tích cực để động viên bé biết cách cho và nhận trong giao tiếp. Hoặc mẹ có thể hỗ trợ phát triển trí nhớ cho bé bằng cách giấu 3 đồ vật khác nhau, gấu Teddy, cái cốc nhựa và quyển sách ở dưới ba tấm chăn mỏng khác nhau. Sau đó, yêu cầu bé tìm từng cái một.
Tiêm chủng cho bé 8 tháng tuổi
Bé 8 tháng tuổi cần tiêm viêm gan siêu vi B lần 3.
Ngọc Huê
- Mốc phát triển 7 tháng tuổi (13:47:00 07/12/2013)
- Mốc phát triển 6 tháng tuổi (13:44:00 07/12/2013)
- Mốc phát triển 5 tháng tuổi (16:25:00 04/12/2013)
- Mốc phát triển 4 tháng tuối (16:22:00 04/12/2013)
- Mốc phát triển 3 tháng tuổi (16:18:00 04/12/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |