Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Mốc phát triển 10 tháng tuổi

16:54:10 10/12/2013

Những bập bẹ của bé ở tháng này đã gần giống với tiếng nói thực sự. Cha mẹ nên quan tâm tới những gì bé nói và chịu khó ‘tiếp chuyện’ con. Khi bé cố gắng nói một lời, chẳng hạn 'à à' cho 'bà', mẹ nên giúp bé lặp lại các từ một cách chính xác như: 'A, đó là bà, bà'.

Nhiều bé biết bò nhanh thoăn thoắt ở tháng tuổi này. Tiếp đến, bé sẽ kéo mình để đứng lên.

Bé di chuyển xung quanh

Bé có thể biết bò từ trước đó hoặc bắt đầu bò với tốc độ nhanh ở giai đoạn này. Bé còn có thể tự ngồi được. Hoặc bé cũng có thể kéo mình lên từ một vị trí ngồi thành đứng. Thậm chí, bé còn có thể đi vài bước quanh một đồ nội thất và đứng mà không cần hỗ trợ.

Do càng ngày càng năng động nên bé háo hức khám phá quanh nhà nhiều hơn. Bé thậm chí có thể bò lên hoặc lao xuống cầu thang nếu bố mẹ lơ là. Vì thế, đây là thời điểm mẹ cần đóng các cửa lại hoặc chặn thanh chắn ở lối cầu thang để bé an toàn.

Bé còn chập chững vài bước về phía mẹ khi mẹ giữ bé đi bằng hai tay. Bé còn có khả năng cúi xuống và nhặt một món đồ chơi trong khi mẹ vẫn giữ một tay cho bé. Những bước đi đầu tiên của bé tuy chỉ là loanh quanh một góc nhưng mẹ sẽ thấy bé linh hoạt hơn khi bé bước qua sinh nhật một tuổi của mình.

Khả năng vận động của bé

Bé biết tỳ một tay lên đồ vật, khom người xuống để lấy thứ gì đó rơi ở đất.

Bé biết chuyển từ ngồi sang nằm khi bé muốn.

Nếu có đồ chơi treo trước mặt, bé biết cách dùng tay để rung hay lắc, giật đồ chơi cho nó phát ra âm thanh.

Một số bé biết chỉ vào đầu, tay… khi mẹ hỏi.

Bé trở nên dễ gần hơn

Kỹ năng xã hội “nở rộ” khiến bé cười với bất kỳ ai mà bé gặp (hoặc bé có thể nhút nhát, giấu khuôn mặt bé khi có người lạ hỏi chuyện). Bé lặp lại âm thanh, cử chỉ và thậm chí vẫy tay chào tạm biệt khi thấy mẹ đi ra khỏi cửa.

Tuy nhiên, bé cũng có tính “sở hữu” cao hơn, chẳng hạn hễ thấy mẹ bế bé nào, bé sẽ gào lên khóc. Hoặc thấy ai lấy đồ của bé, bé sẽ khóc đòi.

Bé có thể sợ hãi những thứ mà trước đây bé chẳng hề bận tâm

Bé có thể trở nên sợ hãi với những điều mà trước đây bé chẳng hề bận tâm ví dụ tiếng điện thoại hay tiếng chuông cửa. Khi điều này xảy ra, tốt nhất mẹ nên trấn an và vỗ về bé. Có thể cho bé biết là không có gì đáng lo cả. Nỗi lo sợ với âm thanh kiểu này ở bé sẽ trôi qua nhanh. Bé chỉ cần được mẹ âu yếm, an ủi là đủ.

Giúp bé hiểu các từ

Bé bắt đầu hiểu nhiều cụm từ đơn giản; do đó, quan trọng hơn hết là mẹ nên tiếp tục trò chuyện cùng con. Mẹ có thể giúp con học từ mới bằng cách lặp đi lặp lại khi bé nỗ lực tiếp cận với một đồ vật. Ví dụ, nếu bé tới bình sữa và ê a, mẹ có thể trỏ vào bình sữa và trả lời: “Bình sữa của con đấy”.

Những cuộc trò chuyện với bé là cách tuyệt vời để khuyến khích ngôn ngữ và kỹ năng nghe ở bé. Bé sẽ mỉm cười và thích được trò chuyện cùng mẹ.

Kể cho bé những gì mẹ đang làm là gợi ý thú vị, cho dù mẹ đang thái cà chua cho bữa tối hay đang gập quần áo. Và khi mẹ đặt con vào xe đẩy để đi ra ngoài, có thể hào hứng: “Con ngồi vào xe đẩy màu đen nào. Mẹ sẽ cài khóa lại và đẩy xe. Mẹ con mình ra vườn hoa nhé”.

Mẹ cũng có thể hát cho con nghe hay thể hiện hành động bằng lời nói, bằng cách vẫy tay để nói tạm biệt.

Chọn đồ chơi cho bé 10 tháng

Bé có thể tạo ra một số âm thanh thú vị. Đồ chơi như ghép gỗ, búp bê tạo âm nhạc hợp với các bé gái. Bây giờ, bé của mẹ sắp biết đi nên đồ chơi giúp bé chuyển động như ngựa gỗ, đồ chơi kéo – đẩy sẽ hợp với bé. Những bài tập này giúp bé di chuyển, làm bài tập cho đôi chân để chuẩn bị học đi.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo