- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mốc phát triển 17 tháng
17 tháng tuổi, bé đi vững hơn và hiếm khi ngã. Bé cũng có thể cố gắng chạy và thường khi chạy, chân bé chạm đất cả bàn.
Nếu bé chạy xiên xẹo thì mẹ đừng vội hoảng sợ. Bé đang học đi và học chạy sẽ trở nên tự tin và vững vàng hơn nếu mẹ để con được tự do trong thời gian ngắn.
Kỹ năng của bé
- Đối lập: Bé bắt đầu dần hiểu được những khái niệm đối lập, chẳng hạn “nhiều” và “ít”. Khi nói chuyện với bé, mẹ có thể dùng các tính từ đối lập để nói cho bé hoặc mô tả những tính từ mẹ nhìn thấy trong sách hay ngoài thực tế.
- Nhận ra người quen: Ngay cả với khoảng cách khá xa, bé có thể vẫy tay, chỉ tay hay hớn hở khi nhận ra người quen.
- Ra hiệu khi bỉm bẩn: Bé bắt đầu nhận thức được khi bỉm dính bẩn và có thể ra hiệu đòi mẹ thay cho sau đó. Mẹ có thể khuyến khích bé hiểu biết về tã bẩn – tã sạch, bỉm khô – bỉm ướt và nói chuyện với bé về việc ngồi bô.
Giúp bé phát triển
- Tìm sự thoải mái: Khi không thoải mái, bé có thể mút ngón tay, mút ti giả... để cảm thấy được trấn tĩnh. Khi đó, cha mẹ cần tìm nguyên nhân bé khó chịu và giải quyết những nguyên nhân này để bé thoải mái, không mút tay hay mút ti giả nữa.
- Chơi với dụng cụ gia đình: Vạt dụng đơn giản trong bếp như thìa, hộp sữa chua, thìa gỗ, lõi giấy vệ sinh bỏ đi... khuyến khích bé vui chơi, đóng kịch.
Hoạt động tăng cường nhận thức cho bé
1. Đọc 20 phút mỗi ngày: Ở mốc tuổi này, đọc chính là cách để bé được tiếp cận với nhiều thông tin. Nên dành ít nhất 20 phút để đọc sách cho bé hàng ngày. Trong khi bé đang nhìn vào cuốn sách, có thể đặt cho bé những câu hỏi đơn giản như: “Gấu Teddy ở chỗ nào nhỉ?’.
2. Nói chuyện với bé: Nên đa dạng giọng điệu để bé thích thú.
3. Nghe nhạc cùng bé: Hát cho bé nghe một bài. Cùng nghe nhạc với con trong nhà hoặc trên ôtô và chọn loại nhạc mà mẹ không chán khi phải nghe đi nghe lại. Bé bắt đầu bập bẹ theo nhạc và mẹ sẽ sớm nhận ra rằng, bé sẽ nhanh chóng thuộc lời bài hát khi bé nói sõi.
4. Dạy bé hình dạng và con số: Hãy nói về hình dạng, con số và màu sắc trong suốt cả ngày. “Đây là quả bóng màu đỏ, hình tròn”, “Có một quả chuối ở bên trái con”, “Tìm cho mẹ chiếc áo màu xanh”...
5. Dạy bé về các bộ phận trên cơ thể: Dạy bé gọi tên các bộ phận trên cơ thể bé; sau đó, hỏi bé xem mắt, mũi, miệng, tai... của mẹ ở đâu.
6. Sử dụng hướng dẫn: Dạy bé dùng đồ chơi theo chỉ dẫn đính kèm. Bé cũng có thể sáng tạo thêm các cách chơi mới với một món đồ chơi. Nên khen ngợi khi bé làm đúng theo những gì mẹ yêu cầu. Điều này có thể gồm mở một nắp hộp đồ chơi hoặc nhặt cho mẹ quả bóng màu tím.
Sức khỏe của bé
Mẹ nên cho bé ăn uống đúng giờ với đa dạng các loại thực phẩm. Uống quá nhiều sữa, nước quả hay ăn vặt quá mức có thể lấy đi cảm giác thèm ăn của bé, khiến bé lười ăn vào bữa chính. Nên cho bé ăn nhiều loại đồ ăn với lượng nhỏ để kích thích vị giác cho bé.
Ngọc Huê
- Mốc phát triển 16 tháng (16:17:00 16/12/2013)
- Mốc phát triển 15 tháng (16:14:00 16/12/2013)
- Mốc phát triển 14 tháng (13:30:00 14/12/2013)
- Mốc phát triển 13 tháng (13:29:00 14/12/2013)
- Mốc phát triển 12 tháng (17:28:00 10/12/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |