- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mốc phát triển 12 tháng
Từ mốc tuổi này, bé sẽ sớm biết đi. Do ngày càng trở nên năng động nên bé tham gia vào nhiều hoạt động.
Giao tiếp với con bây giờ là hai chiều, thay vì đơn thuần là từ phía mẹ như trước kia. Nếu mẹ hỏi bé: “Mũi con đâu?”, bé có thể chỉ ngón tay vào mũi của mình để đáp lại mẹ. Do hiểu biết ngày càng tốt nên mẹ có thể dạy con cách cư xử, chẳng hạn nói “Con xin” hay chào tạm biệt. Mẹ cũng có thể thuyết phục con cùng mẹ dọn dẹp đồ chơi xong.
Những hoạt động mà bé yêu thích
Bây giờ bé đã nhặt tốt những đồ vật nhỏ bằng tay của mình nên bé thích những hoạt động giúp tăng cường cơ tay, cơ chân. Bé vẫn có thể thích giải trí bởi các hoạt động yên tĩnh hơn một vài phút nhưng trò chơi ưa thích của bé lúc này có thể ồn ào hơn trước.
Bé thích đẩy, ném và gõ tất cả mọi thứ. Bé có thể đưa cho mẹ một đồ chơi, trong khi tay bé cũng đang cầm một món đồ chơi để cùng mẹ bỏ đồ chơi vào thùng chứa rồi nhặt chúng ra ngoài. Bé thích đặt thứ nhỏ bé bên trong một thứ lớn hơn.
Mẹ có thể chọn một cái hộp bìa và những đồ nhựa nhẹ, bé sẽ thích mở hộp để khám phá những thứ bên trong hộp.
Khả năng vận động cơ bản của bé: Các ngón tay của bé phối hợp rất tốt khiến bé khéo léo hơn.
Bé có thể cầm bút nguệch ngoạc lên tờ giấy.
Bé biết bỏ đồ vật vào vật chứa rồi biết cách lấy ra.
Khi không thấy bố mẹ đâu, bé có thể chủ động đi tìm.
Khi bé thích ‘gây sự
Đánh, cào và cắn là biểu hiện gây gổ phổ biến ở bé 1 tuổi trở lên. Bé có thể làm mẹ chơi và bố mẹ khiếp sợ vì tính hung bạo của mình.
Lý do: Kỹ năng ngôn ngữ còn yếu, khao khát được trở nên độc lập và khả năng tự kiểm soát chưa tốt đã gây ra vấn đề. Khi bé lớn hơn, bé sẽ biết bộc lộ tốt cảm xúc bằng từ ngữ.
Lời khuyên cho cha mẹ: Dù việc bé gây sự là một biểu hiện bình thường nhưng mẹ vẫn cần dạy con không được làm đau người khác. Hãy luôn để mắt tới bé khi bé chơi cùng các mẹ. Ngay khi thấy bé bắt đầu đánh, cắn, đẩy mẹ chơi, mẹ nên tách bé ra khỏi nhóm và nghiêm khắc nhắc bé không được làm thế. Mẹ cần kiên trì nhắc nhở bé thì mới mong bé sớm chấm dứt hành vi xấu.
Ở bất kỳ tình huống nào, mẹ cũng không được dùng đòn roi làm bài học cho con. Nhiều cha mẹ dùng cách này để bé nhận thấy cơn đau là thế nào, với hy vọng khi bé cảm thấy bị đau, bé sẽ không làm đau người khác nữa. Nhưng thủ đoạn này phản tác dụng. Nếu mẹ đánh con (hoặc để người khác đánh bé), nó gửi thông điệp rằng, đánh người khác là chuyện được phép.
Giấc ngủ của bé
Thời lượng ngủ trung bình mỗi ngày đêm ở lứa tuổi này là 13-14 tiếng nhưng có sự dao động lớn, tùy thuộc nhu cầu của bé. Bé vẫn duy trì 2 cữ ngủ ban ngày: một vào buổi sáng và giấc ngủ còn lại là vào buổi chiều, sau giờ ăn trưa. Độ dài trung bình của mỗi giấc ngủ ngắn là 1 tiếng đồng hồ. Một số em bé ngủ sáng 20 phút nhưng có bé ngủ hàng tiếng đồng hồ. Giấc ngủ ngắn ngăn ngừa bé quá mệt mỏi và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Vì thế, điều quan trọng là nó không được quá dài.
Đây cũng là giai đoạn bé bắt đầu chống đối với giờ ngủ ngày vì ham chơi và không muốn rời xa cha mẹ nhưng giấc ngủ ngắn sẽ giúp thiên thần nhỏ của mẹ tỉnh táo và đầy năng lượng sau đó.
Cách thức ngủ: Bằng tuổi này, hầu hết các bé đã biết bò tốt và tự chọn một tư thế thoải mái cho giấc ngủ. Bé của mẹ có thể xoay trở liên tục trong giấc ngủ ban ngày hay ban đêm.
Nỗi hoảng sợ ban đêm có thể bắt đầu ở lứa tuổi này, do đó, không ngạc nhiên nếu bé của mẹ bắt đầu la hét trong đêm và không ngừng khóc dù mẹ đã dỗ dành con.
Nỗi hoảng sợ ban đêm khác với cơn ác mộng ban đêm. Nỗi hoảng sợ ban đêm xảy ra trong giấc ngủ sâu và mặc dù nó gây lo ngại cho mẹ vì mẹ thấy bé vẫn còn đang ngủ (thậm chí, đôi mắt của bé còn mở) nhưng bé không ý thức được mình đang khóc. Hãy chắc chắn bé nhà mẹ an toàn vì bé sẽ nhanh chóng thiếp đi. Mẹ có thể vỗ nhẹ nhàng lên lưng bé, chỉnh lại chăn và để lại bé tiếp tục ngủ.
Cơn ác mộng xuất hiện quanh độ tuổi 3-4 và bé thường bật dậy do cảm thấy sợ hãi.
Khi bé thức dậy vào ban đêm và khóc đòi mẹ, hãy trấn an bé bình tĩnh rồi khuyến khích bé ngủ trở lại. Gợi ý dành cho mẹ vẫn là vỗ nhẹ lên lưng con, đắp lại chăn cho bé và rời ra xa nhẹ nhàng. Tất nhiên mẹ cần kiểm tra cho con như thay tã, xem xét các dấu hiệu thiếu an toàn... Hãy chắc rằng giường cũi dành cho bé đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn hiện hành. Đừng để vật gì trên giường cũi làm cản trở đến hơi thở của bé, thú nhồi bông, chăn hoặc gối mềm có thể rơi lên mặt bé và làm bé nghẹt thở.
Nhớ không cần phải bật đèn ngủ và giữ sự tương tác giữ mẹ và bé ở mức tối thiểu.
Khuyến khích ngủ ngon: Bé bắt đầu biết “bám” mẹ và không muốn rời xa mẹ nhưng mẹ nên để bé độc lập vào ban đêm giống như cách mẹ kiểm soát nỗi sợ xa mẹ của con vào ban ngày (để bé lại với người trông trẻ, chẳng hạn).
Động viên bé đi ngủ với ôm và hôn, hãy để bé biết rằng, bé cần tự ngủ ngon cho dù mẹ không nằm ngay cạnh bé. Nếu bé có món đồ chơi yêu thích hoặc một chiếc chăn mà mẹ cảm thấy là an toàn, mẹ có thể để bé ngủ cùng chúng. Đây là lúc bé tìm thấy một vài đồ vật trở thành quan trọng với mình.
Hãy mở cửa để bé nghe thấy những hoạt động của mẹ trong phòng kế bên. Điều này có thể giúp bé của mẹ bớt cô đơn. Nếu bé không ngừng khóc và gào lên, một vài lời trấn an từ bên ngoài cửa (“Mẹ ở đây, con ngủ tiếp đi”, chẳng hạn) là một mẹo hiệu quả.
Thời điểm đưa bé đi khám: Đau khi mọc răng là khó khăn phổ biến với giấc ngủ của bé lứa tuổi này. Bác sĩ có thể gợi ý vài cách để giảm cơn đau mọc răng cho bé.
Hãy đưa bé đi khám nếu bé liên tục cáu kỉnh vì ngủ không ngon giấc. Có thể bé đang mắc một bệnh nào đó làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Để chào tạm biệt dễ dàng hơn với con
Nỗi sợ khi phải xa mẹ lớn hơn trong bé những tháng gần đây. Điều này là tự nhiên, bởi cảm giác yêu thương và phụ thuộc vào mẹ khiến bé buồn rầu khi mẹ rời đi. Để làm dịu nỗi sợ này trong bé, nếu mẹ phải đi ra ngoài vào buổi tối, nên để bé chơi với ông bà, bố hay người trông bé ít phút trước khi mẹ rời đi. Nếu bé phát hiện ra mẹ, nên ôm con để nói lời tạm biệt và không kéo dài thời gian chia tay. Những giọt nước mắt của bé sẽ giảm dần sau khi mẹ đã khuất tầm nhìn của bé.
Để rèn tính độc lập cho con, đừng sợ để bé đi trước mẹ vài bước trên vỉa hè hoặc để bé tự chơi ít phút, khi mẹ vẫn để mắt tới con từ phòng bên. Với bé độ tuổi này, mọi thứ trong nhà cần được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo an toàn cho bé.
Ngôn ngữ ở bé
Bé tạo ra nhiều hơn những chuỗi âm thanh ngắn. Bé cũng có thể như đang cố gắng cho mẹ biết một thứ gì đó. Bây giờ, bé có thể biết trả lời những câu hỏi đơn giản hoặc làm theo yêu cầu của mẹ, đặc biệt nếu mẹ chỉ cho bé phải làm thế nào. Ví dụ, nếu mẹ hỏi: “Tóc mẹ đâu?” rồi mẹ chỉ tay lên đầu mình và trả lời: “Tóc mẹ đây”. Hoặc thử yêu cầu: “Cầm thìa nhựa lại đây cho mẹ” và chỉ tay vào thìa nhựa đặt trên bàn. Bé cũng có những cử chỉ của riêng mình, chẳng hạn lắc đầu hàm ý là không đồng ý.
Giúp bé hiểu và sử dụng ngôn từ
Nên giúp bé cách kết nối giữa đối tượng và tên của nó. Mẹ làm điều này thường xuyên thì vốn từ vựng của bé sẽ được cải thiện. Vì vậy, nên tích cực nói chuyện với bé. Đếm số bậc cầu thang khi mẹ leo lên, chỉ ra màu sắc của rau quả ở siêu thị, đọc cho bé nghe và yêu cầu bé chỉ vào tên đồ vật quen thuộc, cho bé chọn giữa hai thứ, hỏi xem bé muốn mặc áo màu đỏ hay màu nâu, hỏi xem bé muốn chơi với khối hình vuông hay hình tròn... Bé có thể chưa trả lời được nhưng về sau này, sự hiểu biết của bé có thể làm mẹ ngạc nhiên.
Một số bé bắt đầu biết đi
Đôi khi, trong tháng này hoặc sang tháng sau, một số bé chập chững những bước đầu tiên. Nhưng nếu bé vẫn chưa biết đi trong vài tháng nữa, mẹ cũng đừng vội lo.
Chọn đồ chơi cho bé 12 tháng
Bé bắt đầu độc lập hơn, đi khắp nhà với sự giúp đỡ của bố mẹ. Đồ chơi âm thanh và đồ chơi bé ngồi lên được và đẩy đi là hấp dẫn nhất. Các bé cũng thích chơi nước nên một bát nước, cùng vài cái thìa, cốc nhựa cũng là niềm vui bất tận với bé. Hãy cho bé chơi trên ghế ngồi cao dành cho bé, trên một cái khăn lớn dưới sàn nhà hay bên ngoài, ở nơi râm mát.
Bé cần đồ chơi để làm phong phú cuộc sống và khuyến khích học tập. Không phải loại đồ chơi đắt tiền nào cũng hữu ích, mà chỉ một cái hộp rỗng, vài cái lá cây, thìa nhựa… cũng là đồ chơi hữu ích. Hãy xem xét những thứ mẹ sắp ném vào thùng rác vì có thể nó là món đồ giải trí có giá trị với bé.
Một số trò vui cho bé
Vượt dãy núi gối: Cho bé vài cái gối, mẹ chồng gối lên nhau và bé sẽ nỗ lực trườn (bò) qua gối.
Xe bìa cứng: Hãy cho con một cái hộp bìa cứng để bé đẩy quanh phòng. Bé có thể đặt vào trong hộp thú nhồi bông hoặc đồ chơi cho chuyến đi của mình. Nếu hộp đủ rộng, hãy đặt bé ngồi trong hộp và kéo.
Âm thanh: Chọn mua cho bé vòng đeo tay có chuông; sau đó, để bé lắng nghe âm thanh được phát ra khi bé chuyển động.
Xây dựng: Một khi bé phát triển tốt phối hợp tay mắt, bé sẽ thích các hoạt động xếp hình và chồng đống. Bất kỳ đồ vật nào cũng có thể đặt lên trên đồ vật khác. Hãy cho bé những đồ chơi bằng gỗ, khối bìa cứng, sách, hộp giày, hộp ngũ cốc, cốc nhựa... Trong khi mẹ cùng bé xếp đồ thành những “tòa nhà chọc trời” thì loáng một cái, bé có thể tự mình phá đổ tất cả.
Múa rối: Con rối rất hấp dẫn các bé. Mẹ có thể diễn trò với một con rối: “Xin chào, tớ là Tommy, mẹ là ai thế?”... đơn giản với một con thỏ hay con gấu bông. Hãy sử dụng các giọng nói khác nhau của mẹ cho những con rối.
Những gợi ý khác để làm con rối:
- Sử dụng chiếc tất sạch. Trên đầu tất, có thể thêu chỉ hoặc đơm cúc thành mắt, mũi. Khâu một mảnh vải đỏ là miệng.
- Con rối ngón tay: Cắt bỏ phần ngón tay của một chiếc găng tay cũ. Gắn keo lên đầu găng tay thành tóc, vẽ khuôn mặt lên găng tay để làm mặt rối.
Nhét vào lỗ hổng: Lấy mặt trên của một hộp bìa cứng, đục làm 3 lỗ sao cho có thể nhét vừa lõi của cuộn giấy toilet. Cùng bé ngồi trên sàn và tìm những đồ vật nhỏ, nhét vào mỗi lỗ hổng.
Ngọc Huê
- Mốc phát triển 11 tháng tuổi (17:01:00 10/12/2013)
- Mốc phát triển 10 tháng tuổi (17:00:00 10/12/2013)
- Mốc phát triển 9 tháng tuổi (16:59:00 10/12/2013)
- Mốc phát triển 8 tháng tuổi (13:51:00 07/12/2013)
- Mốc phát triển 7 tháng tuổi (13:47:00 07/12/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |