- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Khuyến khích bé nói chuyện với mẹ
>> Phát triển ngôn ngữ năm đầu đời
>> Khi bé bắt đầu nhận ra mẹ
Bé cũng có thể nhận ra giọng điệu, những chỗ luyến láy quen thuộc trong khi mẹ nói chuyện. Ví dụ, mẹ thường xuyên đọc truyện “Cô bé bán diêm” cho con ngay từ khi mang bầu thì bé sơ sinh cũng sẽ quan tâm tới câu chuyện này khi mẹ đọc cho bé.
Bé đã biết phản ứng với mẹ ngay từ khi chào đời. Bởi vì bé có thể nhận ra giọng nói, nhịp điệu của mẹ nên sẽ có phản ứng. Bé háo hức hơn nếu khuôn mặt mẹ ghé sát khuôn mặt của bé. Đồng thời, bé cũng quan tâm hơn tới những giọng nói cao.
Hãy ghé mặt sát với mặt của bé. Sau đó, bạn lên cao giọng, mở rộng miệng và tạm dừng để chờ bé đáp lại. Tất cả điều này giúp bé hiểu biết về giao tiếp. Chẳng bao lâu, bé sẽ chuyển động đôi môi để “hớt chuyện” và “ê ê, ư ư” để nói chuyện với bạn.
Giúp bé học nói
Bé cần thời gian dài để học nói. Bé chưa thể nói cả câu ngắn hoàn chỉnh cho tới 2 tuổi, hoặc muộn hơn. Nhưng bạn có thể giúp bé học nói hàng ngày bằng những gợi ý sau:
- Nói chuyện với bé thường xuyên. Dùng những câu đơn giản, rõ ràng. Có thể bé chưa hiểu những gì bạn nói nhưng bé sẽ chăm chú nhìn và “ư ư” đáp lại cuộc hội thoại của bạn.
- Hãy nhìn và chỉ vào thứ mà bạn đang nói về nó. Từ khoảng 6 tháng, bé có thể dõi theo tay chỉ của bạn và sẽ biết về đồ vật mà bạn đang mô tả.
- Đọc sách có hình cho bé. Đọc sách, chỉ hình trong sách bất kỳ khi nào bạn muốn. Mô tả những gì bạn đang nói với bé, có thể đi kèm với âm thanh như kêu “be be” khi bạn chỉ tay vào một chú cừu.
- Từ khoảng 7 tháng, bé có thể dùng cử chỉ bàn tay và cơ thể để ra dấu hiệu. Ví dụ giang tay khi bé đòi bế, phản ứng khi bé không thích... nhưng bạn cũng có thể dạy bé thêm.
- Diễn đạt bằng lời khi bé có biểu hiện nét mặt; ví dụ “Con đang mếu à?”, “Con cười vui thế?”...
Giúp bé biết chờ tới lượt khi trò chuyện
Bé để lại những khoảng trống để mẹ nói chuyện. Ví dụ, một cuộc trò chuyện với bé có thể như thế này: “Tối qua, con ngủ có ngon không?”. Bạn tạm dừng, nhìn vào bé, xem bé mấp máy miệng rồi nói thay bé: “Con ngủ ngon lắm”. Tương tự, bạn có thể hỏi: “Con ăn sữa nhé?” rồi tạm ngưng một lát. Tiếp đến, mới giải thích: “Con đói lắm, con ăn sữa đây”.
Ngọc Huê
- 8 mẹo chụp ảnh đẹp cho bé (08:28:00 20/07/2012)
- Những nốt ban thường gặp ở bé (07:49:00 19/07/2012)
- Tìm hiểu bệnh celiac (11:05:00 18/07/2012)
- Chia sẻ mẹo giảm đau mọc răng (08:08:00 17/07/2012)
- 6 gợi ý phòng viêm tai (16:06:00 15/07/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |