Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

11 điều về học lẫy

08:14:40 28/06/2012

Lẫy là một trong những mốc quan trọng để bé tiến đến các kỹ năng tiếp như ngồi, bò, đi...

>> 5 mốc quan trọng: Lẫy, ngồi, bò, đi, nói
>> Hỗ trợ bé học lẫy

1. Bắt đầu biết lẫy

Cha mẹ thường khó biết chính xác thời điểm bé bắt đầu tự lẫy được. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước tiên là ở sự cứng cáp của bé. Những bé sinh non thường có xu hướng chậm bắt kịp tốc độ phát triển so với những bé sinh đủ ngày, nhất là trong năm đầu đời. Nếu bình thường bé biết lẫy ở 4-7 tháng thì bé sinh non sẽ đạt được kỹ năng này muộn hơn. 

2. Yếu tố cá nhân

Tùy mỗi bé mà thời điểm biết lẫy là khác nhau. Theo William (tác giả cuốn The baby book – tạm dịch Cuốn sách cho bé), những bé hiền lành, trầm tính thường biết lẫy chậm hơn so với những bé năng động, hướng ngoại.

3. Trọng lượng cơ thể bé

Yếu tố thứ 3 ảnh hưởng tới quá trình học lẫy ở bé là trọng lượng cơ thể. Những bé bụ bẫm thường biết lẫy đúng thời điểm hoặc muộn hơn so với những bé “mỏng người” hơn.

4. Đừng quá lo nếu bé chậm biết lẫy

Bởi vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình học lẫy của bé nên các chuyên gia khuyên là cha mẹ nên bớt căng thẳng nếu bé nhà mình chưa biết lẫy khi đã đến kỳ. Những bé thường xuyên được đặt nằm ngửa sẽ biết lẫy chậm hơn. Tuy nhiên đây không phải lý do để cha mẹ đặt con nằm sấp khi ngủ với mong ước bé sẽ sớm biết lẫy.

“Hầu hết các bé biết tự lật từ nằm ngửa sang nằm sấp ở 4 tháng tuổi” – Olson (một bác sĩ nhi khoa) cho biết. Nhưng cũng là tự nhiên nếu tới 6 tháng bé mới thành thạo kỹ năng này, bởi chậm một chút cũng không đáng lo. Còn nếu bé không thể lẫy khi đã 12 tháng tuổi thì Olson khuyên, cha mẹ nên đưa bé đi khám.

5. Mục đích của lẫy

Biết lẫy không chỉ giúp tăng vận động tự lập cho bé mà còn hỗ trợ cho bé học ngồi, đứng về sau. Ngoài ra, học lẫy còn giúp bé phối hợp hoạt động cơ bắp, giúp bé khỏe mạnh. Cơ bắp khỏe mạnh là chìa khóa giúp bé học ngồi, bò và thực hiện nhiều hoạt động quan trọng khác.

6. Những dấu hiệu khởi đầu

Nếu bạn đặt bé nằm sấp mà bé biết ngoi đầu lên như chú rùa con thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ cổ đã cứng cáp. “Chú rùa con” của bạn giờ biết xoay đầu, chuyển động tay, chân nhưng vẫn chưa thể tự mình lật được. Khi cứng hơn, bé có thể ngẩng đầu lên cùng với nâng ngực cao hơn. Bé còn có thể đá chân loạn xạ trong khi được nằm sấp. Những kỹ năng này rèn cho cơ bụng của bé khỏe mạnh, tạo đà cho bé học lẫy ngay thời gian sắp tới.

7. Lật sấp sang ngửa hay lật ngửa thành sấp

Tùy mỗi bé mà bé có thể biết lật từ sấp sang ngửa hay lật từ ngửa thành sấp trước tiên. Tuy nhiên hầu hết các bé biết lật từ ngửa sang sấp trước.

8. Giúp con sớm biết lật

Bé sẽ sớm biết lật nếu cha mẹ dành thời gian luyện cho bé nằm sấp khi vui chơi từ trước. Khi nằm sấp, các cơ bắp ở cổ, tay, chân, ngực của bé được mạnh khỏe... giúp ích cho quá trình học lẫy. 

9. Chọn đúng tư thế

Khi nằm sấp, cha mẹ cần tạo tư thế thoải mái cho bé. Một tay bé gập lại, chống khuỷu tay lên đệm; trong khi tay kia duỗi thẳng ra. Tư thế này tạo thuận lợi khi bé muốn lật từ nằm sấp sang nằm ngửa.

10. Vừa nằm sấp vừa chơi

Cho bé ít đồ chơi trong tầm tay với của bé khi nằm sấp.

11. An toàn cho bé biết lẫy

Một khi bé đã biết lẫy, cha mẹ cần luôn chú ý để đảm bảo an toàn cho con. Bé có thể bị rơi xuống đất từ giường (ghế...) nếu cha mẹ bất cẩn, dù chỉ vài giây.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo