Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Thực phẩm nên tránh khi cho con bú
09:35:40 02/03/2012
Đồ uống đầu tiên mà người mẹ nên tránh là cafe.
Uống cafe có thể làm mẹ tỉnh táo nhưng lại khiến em bé mất ngủ. Không chỉ cafe, những đồ uống chứa caffein khác như soda hay trà đều có thể khiến sữa mẹ bị “nhiễm” caffein. Khi bú, một lượng caffein theo sữa mẹ vào bé. Do chưa thể bài tiết caffein nhanh như người lớn nên bé sẽ cáu kỉnh, mất ngủ, dễ bị kích thích.
Nhấm nháp một cốc cam vắt là gợi ý tuyệt vời để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên một số trường hợp, chất được tìm thấy trong nước ép cam, quýt thông qua sữa mẹ sẽ kích ứng đường tiêu hóa còn non nớt ở bé, dẫn tới chướng bụng, nôn trớ và hăm tã.
Bạn có thể ăn thay thế những hoa quả giàu vitamin C khác như đu đủ hay xoài chín. Súp lơ xanh
Tương tự cam quýt, mẹ ăn súp lơ xanh có thể khiến con bị chướng bụng, đầy hơi, dễ bị đau bụng vào ban đêm. Nếu nghi ngờ súp lơ xanh gây khó chịu ở tiêu hóa của bé, mẹ nên giảm bớt loại rau này và theo dõi các phản ứng của con. Súp lơ xanh nấu chín nhừ thay vì chỉ ăn tái cũng giảm được đầy hơi cho bé.
Rượu
Tác dụng phụ khi mẹ uống rượu tới bé gồm lơ mơ, yếu ớt, tăng cân bất thường và giảm sản xuất sữa mẹ.
Gia vị
Hạt tiêu hay ớt có thể ảnh hưởng tới sữa mẹ, khiến bé bị kích thích. Trong khi đó, một chút gừng thì không ảnh hưởng gì, thậm chí còn có tác dụng làm dịu dạ dày cho bé.
Tỏi là gia vị mà người mẹ nên tránh khi cho con bú. Mùi tỏi có thể “át” mùi sữa mẹ trong vòng 2 tiếng sau khi người mẹ ăn tỏi. Một số bé nhăn mặt hoặc bỏ bú sau khi phát hiện mùi tỏi trong sữa mẹ. Tất nhiên, có một số bé vẫn bú mẹ ngon lành cho dù mẹ mới ăn tỏi.
Lạc
Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng thì bạn nên tránh ăn lạc khi nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu mẹ ăn lạc, bé có cơ địa dị ứng dễ bị nổi ban, chàm, mề đay hoặc thờ khò khè. Có một số bé dị ứng lạc nhưng không phát triển các triệu chứng. Lúa mì
Nếu bạn ăn một bánh sandwich hoặc một đĩa mỳ ống trước khi cho con bú, bé có thể có triệu chứng như khóc không nguôi hoặc tiêu ra phân có máu – dấu hiệu có thể bé bị dị ứng lúa mì.
Để xác minh, bạn thử tránh ăn các thực phẩm từ lúa mì trong 2-3 tuần. Nếu triệu chứng ở bé được cải thiện hoặc biến mất, bạn nên tránh lúa mì.
Sản phẩm sữa
Khi mẹ uống sữa hay ăn những đồ ăn từ sữa (sữa chua, kem, phomat), các chất gây dị ứng sẽ theo vào sữa mẹ, ảnh hưởng tới bé không dung nạp sữa bò. Các triệu chứng ở bé gồm đau bụng, nôn trớ, mất ngủ và bị chàm.
Để xác minh, nên thử tránh sữa trong 2-3 tuần, xem các triệu chứng ở bé có cải thiện không. Một số bé còn có thể phản ứng khi mẹ uống sữa dê hay sữa cừu. Có bé
phản ứng ngay cả khi mẹ ăn thịt bò.
Ngô
Dị ứng ngô là khá phổ biến ở bé, ngay cả với bé chỉ bú mẹ. Hôm nào ăn ngô, bạn nên chịu khó kiểm tra xem bé có phản ứng nào khác thường không, chẳng hạn như khóc nhiều hơn, đau bụng, đầy bụng... Động vật có vỏ
Nếu chồng của bạn bị dị ứng tôm, cua, sò, hến nhưng bạn không bị mà vẫn ăn các loại này thì bé có thể cũng bị dị ứng như bố của bé. Một lần nữa, nếu bé bị chướng bụng, nổi ban... thì thử xét xem tôm, cua có phải thủ phạm không.
Trứng
Dị ứng với lòng trắng trứng là khá phổ biến ở bé. Nếu nghi bé phát ban do mẹ ăn trứng, bạn nên tạm ngừng ăn trứng để theo dõi.
Đậu nành
Mẹ ăn đậu nành cũng có thể khiến bé phát triển các triệu chứng dị ứng. Nếu bạn nghi ngờ bé bị dị ứng do mẹ ăn đậu nành, nên thử ngừng ăn thực phẩm này và xem xét dấu hiệu cải thiện ở bé.
Cá
Chất thủy ngân từ cá có thể đi vào sữa mẹ. Do đó, lời khuyên tránh cá nhiều thủy ngân vẫn hiệu quả không chỉ khi mang thai mà còn trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Người mẹ nên ăn khoảng 2 bữa cá mỗi tuần.
Bạc hà
Một số chất trong bạc hà có thể làm giảm nguồn sữa, kể cả trà bạc hà. Kẹo bạc hà hay tinh dầu bạc hà giảm ho cũng nên dùng vừa phải. Thay vào đó, nên uống trà hoa cúc. Hợp chất trong hoa cúc đi vào sữa mẹ có tác dụng làm dịu bé.
Mùi tây
Rau mùi tây, tương tự bạc hà, có thể làm giảm nguồn sữa nếu ăn nhiều.
Uống cafe có thể làm mẹ tỉnh táo nhưng lại khiến em bé mất ngủ. Không chỉ cafe, những đồ uống chứa caffein khác như soda hay trà đều có thể khiến sữa mẹ bị “nhiễm” caffein. Khi bú, một lượng caffein theo sữa mẹ vào bé. Do chưa thể bài tiết caffein nhanh như người lớn nên bé sẽ cáu kỉnh, mất ngủ, dễ bị kích thích.
Chocolate
Tương tự cafe hay trà, chocolate có chứa caffein, dù với lượng nhỏ (30g chocolate đen chứa khoảng 5-35mg caffein). Do đó, người mẹ nên tránh chocolate khi đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Nhấm nháp một cốc cam vắt là gợi ý tuyệt vời để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên một số trường hợp, chất được tìm thấy trong nước ép cam, quýt thông qua sữa mẹ sẽ kích ứng đường tiêu hóa còn non nớt ở bé, dẫn tới chướng bụng, nôn trớ và hăm tã.
Bạn có thể ăn thay thế những hoa quả giàu vitamin C khác như đu đủ hay xoài chín. Súp lơ xanh
Tương tự cam quýt, mẹ ăn súp lơ xanh có thể khiến con bị chướng bụng, đầy hơi, dễ bị đau bụng vào ban đêm. Nếu nghi ngờ súp lơ xanh gây khó chịu ở tiêu hóa của bé, mẹ nên giảm bớt loại rau này và theo dõi các phản ứng của con. Súp lơ xanh nấu chín nhừ thay vì chỉ ăn tái cũng giảm được đầy hơi cho bé.
Rượu
Tác dụng phụ khi mẹ uống rượu tới bé gồm lơ mơ, yếu ớt, tăng cân bất thường và giảm sản xuất sữa mẹ.
Gia vị
Hạt tiêu hay ớt có thể ảnh hưởng tới sữa mẹ, khiến bé bị kích thích. Trong khi đó, một chút gừng thì không ảnh hưởng gì, thậm chí còn có tác dụng làm dịu dạ dày cho bé.
Tỏi là gia vị mà người mẹ nên tránh khi cho con bú. Mùi tỏi có thể “át” mùi sữa mẹ trong vòng 2 tiếng sau khi người mẹ ăn tỏi. Một số bé nhăn mặt hoặc bỏ bú sau khi phát hiện mùi tỏi trong sữa mẹ. Tất nhiên, có một số bé vẫn bú mẹ ngon lành cho dù mẹ mới ăn tỏi.
Lạc
Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng thì bạn nên tránh ăn lạc khi nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu mẹ ăn lạc, bé có cơ địa dị ứng dễ bị nổi ban, chàm, mề đay hoặc thờ khò khè. Có một số bé dị ứng lạc nhưng không phát triển các triệu chứng. Lúa mì
Nếu bạn ăn một bánh sandwich hoặc một đĩa mỳ ống trước khi cho con bú, bé có thể có triệu chứng như khóc không nguôi hoặc tiêu ra phân có máu – dấu hiệu có thể bé bị dị ứng lúa mì.
Để xác minh, bạn thử tránh ăn các thực phẩm từ lúa mì trong 2-3 tuần. Nếu triệu chứng ở bé được cải thiện hoặc biến mất, bạn nên tránh lúa mì.
Sản phẩm sữa
Khi mẹ uống sữa hay ăn những đồ ăn từ sữa (sữa chua, kem, phomat), các chất gây dị ứng sẽ theo vào sữa mẹ, ảnh hưởng tới bé không dung nạp sữa bò. Các triệu chứng ở bé gồm đau bụng, nôn trớ, mất ngủ và bị chàm.
Để xác minh, nên thử tránh sữa trong 2-3 tuần, xem các triệu chứng ở bé có cải thiện không. Một số bé còn có thể phản ứng khi mẹ uống sữa dê hay sữa cừu. Có bé
phản ứng ngay cả khi mẹ ăn thịt bò.
Ngô
Dị ứng ngô là khá phổ biến ở bé, ngay cả với bé chỉ bú mẹ. Hôm nào ăn ngô, bạn nên chịu khó kiểm tra xem bé có phản ứng nào khác thường không, chẳng hạn như khóc nhiều hơn, đau bụng, đầy bụng... Động vật có vỏ
Nếu chồng của bạn bị dị ứng tôm, cua, sò, hến nhưng bạn không bị mà vẫn ăn các loại này thì bé có thể cũng bị dị ứng như bố của bé. Một lần nữa, nếu bé bị chướng bụng, nổi ban... thì thử xét xem tôm, cua có phải thủ phạm không.
Trứng
Dị ứng với lòng trắng trứng là khá phổ biến ở bé. Nếu nghi bé phát ban do mẹ ăn trứng, bạn nên tạm ngừng ăn trứng để theo dõi.
Đậu nành
Mẹ ăn đậu nành cũng có thể khiến bé phát triển các triệu chứng dị ứng. Nếu bạn nghi ngờ bé bị dị ứng do mẹ ăn đậu nành, nên thử ngừng ăn thực phẩm này và xem xét dấu hiệu cải thiện ở bé.
Cá
Chất thủy ngân từ cá có thể đi vào sữa mẹ. Do đó, lời khuyên tránh cá nhiều thủy ngân vẫn hiệu quả không chỉ khi mang thai mà còn trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Người mẹ nên ăn khoảng 2 bữa cá mỗi tuần.
Bạc hà
Một số chất trong bạc hà có thể làm giảm nguồn sữa, kể cả trà bạc hà. Kẹo bạc hà hay tinh dầu bạc hà giảm ho cũng nên dùng vừa phải. Thay vào đó, nên uống trà hoa cúc. Hợp chất trong hoa cúc đi vào sữa mẹ có tác dụng làm dịu bé.
Mùi tây
Rau mùi tây, tương tự bạc hà, có thể làm giảm nguồn sữa nếu ăn nhiều.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- 5 mẹo giảm nghẹt mũi cho bé (09:05:00 02/03/2012)
- Để luôn đủ sữa cho con bú (09:07:00 01/03/2012)
- Hỏi – đáp về căng sữa (08:56:00 29/02/2012)
- Kinh nghiệm tắm bé sơ sinh (08:25:00 28/02/2012)
- Bé 2 tháng đòi bú mẹ liên tục (13:02:00 26/02/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Thực phẩm nên tránh khi cho con bú
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo