- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Tần suất đi tiêu và táo bón ở bé
Nhiều người nhầm tưởng bé vài ngày không đi tiêu là mắc táo bón nhưng chưa hẳn vậy.
>> Phòng táo bón tái phát cho bé
>> Táo bón ở bé sơ sinh
>> Nguyên nhân gây táo bón ở bé
>> Táo bón ở bé
Bé đi tiêu không thường xuyên cũng là bình thường
Với những bé còn ở tuổi mà sữa là dinh dưỡng chính thì tùy sự hấp thu sữa ở mỗi bé mà chuyện đi tiêu đều hay không đều cũng khác nhau. Ví dụ, có những bé bú mẹ hoàn toàn chỉ “cho ra” 1-2 lần/tuần, trong khi những bé bú mẹ khác ngày nào cũng ra “sản phẩm”. Nguyên do là vì một số bé hấp thu sữa chậm nên quá trình “đóng khuôn” cũng chậm, khiến việc đi tiêu không được đều. Điều này cũng là bình thường.
Tuy nhiên, nếu bé đau khi “đi” hoặc bạn có bất kỳ sự lo lắng nào thì bạn nên đưa con đi khám.
Táo bón nặng, kéo dài có thể chuyển thành bệnh lý (chẳng hạn các cơ trong ruột bị tắc hoặc hoạt động kém) nhưng đó là những trường hợp khá hiếm gặp.
Phán đoán bé mắc ‘táo’
Tần suất đi tiêu không phải tiêu chí duy nhất xác định táo bón. Táo bón được hiểu là phân cứng, dày khiến bé khó chịu cực kỳ mỗi lần đi tiêu. Định nghĩa này không bao gồm những bé đi tiêu phân mềm, dễ đi tiêu dù bé chỉ “đi” mỗi tuần 1-2 lần.
Lời khuyên giảm bớt táo bón cho bé
- Thử đổi sữa sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu bé đang bú bình (lời khuyên này không phải chuyển từ bé bú mẹ sang bú bình. Táo bón không phải lý do để ngừng cho bé ti mẹ).
- Thêm một ít nước ép quả như quả mận, quả lê pha loãng cho bé đã ăn dặm. Hoặc có thể pha ít nước quả này vào bột ăn dặm cho bé. Với bé ăn dặm, nên cho bé uống ít nước lọc hàng ngày, nhất là khi trời nóng.
- Thử “thụt” thuốc vào hậu môn cho bé, giúp bôi trơn dễ dàng.
Thời điểm cần đi khám
Nên đưa bé đi khám nếu bé đi tiêu không thường xuyên, tiêu phân cứng và có vẻ khó chịu mỗi lần “đi”.
Ngọc Huê
- Hạ đường huyết ở bé sơ sinh (08:06:00 16/02/2012)
- Cảm lạnh có thể gây nhiễm trùng tai (08:30:00 15/02/2012)
- Tránh đau lưng khi nuôi con mọn (08:50:00 14/02/2012)
- Các kỹ năng quan trọng 1-4 tuổi (14:01:00 12/02/2012)
- Các kỹ năng quan trọng dưới 1 tuổi (09:58:00 10/02/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |