Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hạ đường huyết ở bé sơ sinh

07:49:40 16/02/2012

Hạ đường huyết có nghĩa là lượng đường trong máu thấp. Nếu không được điều trị, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Để kéo dài, nó sẽ gây tổn thương não cho bé.

>> Chăm bé sơ sinh đúng cách
>> Chăm sóc vùng kín bé sơ sinh mùa lạnh
>> Cách chăm bé sơ sinh

>> Bệnh màng trong ở bé sơ sinh

Tuy nhiên, phần lớn những bé sinh đủ ngày và khỏe mạnh đều không bị hạ đường huyết. Ngay cả khi bé có nguy cơ bị hạ đường huyết thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Sau khi sinh, bé sẽ được khuyên bú mẹ ngay; đồng thời, được bác sĩ kiểm tra mức đường huyết với một xét nghiệm máu, nếu cần. Trong một số bệnh viện, xét nghiệm máu chỉ dành cho những bé sơ sinh có nguy cơ cao mắc một số bệnh nào đó.

 

Nguyên nhân hạ đường huyết ở bé sơ sinh

Mỗi tế bào trong cơ thể cần được cung cấp đường (hoặc glucose) để hoạt động tốt. Chúng ta lấy glucose từ thực phẩm mà chúng ta ăn, còn bé sơ sinh có được nó từ sữa. Sau khi chúng ta ăn hoặc sau khi bé được bú, lượng đường trong máu sẽ tăng lên tự nhiên. Theo thời gian, lượng đường huyết này sẽ bắt đầu giảm xuống. Đường huyết giúp cân bằng các hormone trong cơ thể, đặc biệt là insulin. Khi mọi thứ hoạt động nhịp nhàng, lượng đường trong máu rất ổn định. Nhưng khi mất cân bằng, hạ đường huyết có thể xảy ra.

Với bé sơ sinh, lượng đường trong máu của bé giảm xuống trong vài giờ đầu tiên sau sinh và điều này là bình thường. Hầu hết các bé sơ sinh khỏe mạnh đều không bị ảnh hưởng gì với trường hợp này. Nếu bé được bú mẹ bất kỳ khi nào bé muốn thì cơ thể bé sẽ duy trì được lượng đường ổn định.
 
Tuy nhiên, một số bé có nguy cơ cao, chẳng hạn, sinh ra từ những người mẹ bị bệnh tiểu đường khiến bé có quá nhiều insulin khi chào đời, làm lượng đường trong máu của bé thấp. Ngoài ra, bé có thể bị hạ đường huyết, nếu:

- Sinh non hoặc là bé sơ sinh nhẹ cân.

- Bị lạnh quá mức hoặc hạ thân nhiệt.

- Bị nhiễm trùng.

Nhận biết bé bị hạ đường huyết

Bình thường, bạn khó có thể biết được bé có bị hạ đường hay không. Nhưng đôi khi, nếu lượng đường trong máu của bé là quá thấp, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu; chẳng hạn, bé bồn chồn, cáu kỉnh hoặc rất buồn ngủ. Tất nhiên, thật không dễ để phân biệt đâu là triệu chứng bình thường, đâu là triệu chứng bất thường ở bé. Vì thế, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về xét nghiệm dành cho bé. Bởi nếu không bị hạ đường huyết, bé cũng có thể bị bệnh do nguyên nhân khác.

Nếu lượng đường trong máu của bé cực thấp, bé có thể bị co giật. Đây là triệu chứng nghiêm trọng mà bạn cần phải gọi bác sĩ khẩn cấp.

Xét nghiệm máu là cách duy nhất kiểm tra lượng đường trong máu của bé sơ sinh.

Điều trị

Bạn cần đánh thức bé để cho bé bú mẹ thường xuyên, đặc biệt với bé hay ngủ và dường như không quan tâm tới bú mẹ. Ôm bé thật gần với mẹ (tiếp xúc da mẹ với da bé là tốt nhất) vì điều này khuyến khích bé bú mẹ và cũng giữ ấm cho bé, giảm nguy cơ hạ đường huyết.

Nếu lượng đường trong máu của bé vẫn thấp, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về các giải pháp khác như cho bé tạm thời bú bình, bổ sung đường (hoặc glucose) cho bé. Nếu hạ đường huyết vẫn xảy ra, bé sẽ cần làm xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo