Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Sự phát triển của bé sơ sinh
08:44:40 06/01/2012
Khi chào đời, bé nhanh chóng thích nghi được với thế giới bên ngoài. Giai đoạn này, bé dành phần lớn thời gian để ngủ và 'ti sữa'.
>> Điều bé sơ sinh cần
>> 8 'không' khi chăm bé sơ sinh
>> Sự phát triển trong tháng đầu đời
Mặc dù bé chưa thể nhìn xa nhưng bé cực kỳ thích ngắm khuôn mặt mẹ, bởi bé nhận được sự gần gũi và ghi nhớ những hình ảnh quen thuộc trên khuôn mặt mẹ. Từ đó, bé cố gắng bắt chước những biểu hiện nét mặt của mẹ. Thử thè lưỡi ra và sau đó, đợi một thời gian, bé cũng sẽ bắt chước thè lưỡi giống mẹ.
Các ngón tay bé cụp vào trong
Chuyện ăn, ngủ của bé
Bú mẹ là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bé sơ sinh. Điều thứ hai chính là giấc ngủ. Bé bú mẹ suốt ngày – đêm trong những ngày đầu tiên. Bạn có thể phải cho con bú 8-15 lần, thậm chí nhiều cữ bú hơn suốt ngày đêm. Sau tuần đầu tiên, bé bú mẹ có thể là khoảng 8 hoặc nhiều hơn 8 cữ bú một ngày đêm.
Tiếp đến, bé ngủ hầu như liên tục. Tổng thời gian ngủ ở bé lên tới 16-17 tiếng trong tổng số 24 tiếng mỗi ngày đêm. Nhưng tất nhiên, số giấc ngủ ở bé khoảng trên 8 giấc mỗi ngày đêm. Từ 6-8 tuần, chuyện ăn ngủ ở bé dần đi vào nề nếp, với những thời gian tương đối ổn định. Tất nhiên, phải mất vài tháng thì chuyện ăn ngủ ở bé mới thực sự có giờ có giấc.
Lý do bé khóc nhiều và chuyện dỗ bé
Môi trường bên ngoài bụng mẹ có thể khiến bé bị kích thích (ánh sáng và nhiều âm thanh). Bé khóc có thể do bé bị kích thích quá mức; do đó, bé có thể trở nên yên tĩnh khi mẹ nói chuyện với bé nhẹ nhàng và bế bé gần với mẹ. Bé thậm chí còn rất phẩn khởi khi nghe thấy giọng mẹ hay nhìn thấy khuôn mặt mẹ.
Bạn cũng có thể khiến bé dễ chịu hơn bằng cách vuốt ve, hôn, massage, đu đưa... Chạm vào bé là cách để mẹ giao tiếp với bé và làm dịu tinh thần bé. Cũng có khi bé khóc rất nhiều và dường như bạn không thể dỗ con. Khi đó, nên cho bé ti mẹ để làm dịu bé.
Thị giác ở bé
Tầm nhìn của bé chỉ ở cự ly khoảng 30cm. Nói cách khác, bé chỉ có khả năng nhìn rõ khuôn mặt của người bế bé mà thôi. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên là khuôn mặt mẹ chính là điều thú vị nhất với bé bây giờ. Ghé sát mặt mẹ tới mặt con để bé ghi nhớ và sao chép các cử chỉ nét mặt của mẹ.
Bé nhạy cảm với ánh sáng bằng cách cau mày. Bạn có thể thấy bé quay đầu và hướng mắt về phía cửa sổ hay nơi có ánh sáng. Bé còn có thể bị thu hút bởi một bóng tối trên tường.
Đưa cơ hội cho bé để bé học cách sao chép nét mặt mẹ. Áp sát mặt mẹ vào mặt con, cau mày, chun mũi một vài lần. Lặp lại điều này. Sau đó, chờ một thời gian để bé bắt chước mẹ. Bạn cũng có thể nhận ra khi nào bé muốn trò chuyện, còn khi nào thì không. Nếu bạn cố gắng trò chuyện còn bé không sẵn sàng thì có thể bé đang buồn ngủ hoặc phân tâm bởi điều gì đó.
Trò chơi với bé sơ sinh
Bé bị thu hút bởi những đồ vật có màu tương phản cao. Đồ chơi màu đen – trắng, điện thoại di động với màu rực rỡ, sách ảnh màu lòe loẹt có thể “mê hoặc” bé. Nên kiểm tra phản ứng của bé xem bé có muốn chơi hay không. Đồ chơi là cách tuyệt vời giúp bé học hỏi về thế giới nhưng giai đoạn này, bé chỉ chơi được trong thời gian ngắn. Bé cũng chỉ hứng thú với một đồ chơi tại một thời điểm, chẳng hạn đồ chơi có màu đẹp để bé nhìn hoặc đồ có âm thanh chứ không phải cả hai.
Nếu bé cảm thấy bị kích thích quá, bé sẽ phản ứng bằng cách ngáp, quay đầu, cong lưng, khóc hoặc khó chịu. Bé cũng sẽ cho bạn biết những gì làm bé thích thú.
Lúc này, bạn có thể chọn đồ chơi treo lủng lẳng trên nôi, cũi để bé nhìn, chứ chưa thể chạm tay vào cho đến khi bé được 4 tháng. Thảm, lều đồ chơi rực rỡ với nhiều đồ chơi treo cũng thu hút bé.
Sự phát triển bình thường ở bé
Mỗi bé phát triển khác nhau. Những bé sinh non (trước tuần 37) có thể phải cần thêm thời gian để phát triển những kỹ năng giống như những bé cùng tuổi khác.
>> Điều bé sơ sinh cần
>> 8 'không' khi chăm bé sơ sinh
>> Sự phát triển trong tháng đầu đời
Mặc dù bé chưa thể nhìn xa nhưng bé cực kỳ thích ngắm khuôn mặt mẹ, bởi bé nhận được sự gần gũi và ghi nhớ những hình ảnh quen thuộc trên khuôn mặt mẹ. Từ đó, bé cố gắng bắt chước những biểu hiện nét mặt của mẹ. Thử thè lưỡi ra và sau đó, đợi một thời gian, bé cũng sẽ bắt chước thè lưỡi giống mẹ.
Các ngón tay bé cụp vào trong
Bé sơ sinh chưa thể xòe rộng các ngón tay cũng như ngón chân của bé. Điều này là hoàn toàn bình thường. Ngón tay, ngón chân của bé có xu hướng cụp vào trong do phải thích nghi với môi trường bên trong tử cung mẹ.
Chuyện ăn, ngủ của bé
Bú mẹ là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bé sơ sinh. Điều thứ hai chính là giấc ngủ. Bé bú mẹ suốt ngày – đêm trong những ngày đầu tiên. Bạn có thể phải cho con bú 8-15 lần, thậm chí nhiều cữ bú hơn suốt ngày đêm. Sau tuần đầu tiên, bé bú mẹ có thể là khoảng 8 hoặc nhiều hơn 8 cữ bú một ngày đêm.
Tiếp đến, bé ngủ hầu như liên tục. Tổng thời gian ngủ ở bé lên tới 16-17 tiếng trong tổng số 24 tiếng mỗi ngày đêm. Nhưng tất nhiên, số giấc ngủ ở bé khoảng trên 8 giấc mỗi ngày đêm. Từ 6-8 tuần, chuyện ăn ngủ ở bé dần đi vào nề nếp, với những thời gian tương đối ổn định. Tất nhiên, phải mất vài tháng thì chuyện ăn ngủ ở bé mới thực sự có giờ có giấc.
Lý do bé khóc nhiều và chuyện dỗ bé
Môi trường bên ngoài bụng mẹ có thể khiến bé bị kích thích (ánh sáng và nhiều âm thanh). Bé khóc có thể do bé bị kích thích quá mức; do đó, bé có thể trở nên yên tĩnh khi mẹ nói chuyện với bé nhẹ nhàng và bế bé gần với mẹ. Bé thậm chí còn rất phẩn khởi khi nghe thấy giọng mẹ hay nhìn thấy khuôn mặt mẹ.
Bạn cũng có thể khiến bé dễ chịu hơn bằng cách vuốt ve, hôn, massage, đu đưa... Chạm vào bé là cách để mẹ giao tiếp với bé và làm dịu tinh thần bé. Cũng có khi bé khóc rất nhiều và dường như bạn không thể dỗ con. Khi đó, nên cho bé ti mẹ để làm dịu bé.
Thị giác ở bé
Tầm nhìn của bé chỉ ở cự ly khoảng 30cm. Nói cách khác, bé chỉ có khả năng nhìn rõ khuôn mặt của người bế bé mà thôi. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên là khuôn mặt mẹ chính là điều thú vị nhất với bé bây giờ. Ghé sát mặt mẹ tới mặt con để bé ghi nhớ và sao chép các cử chỉ nét mặt của mẹ.
Bé nhạy cảm với ánh sáng bằng cách cau mày. Bạn có thể thấy bé quay đầu và hướng mắt về phía cửa sổ hay nơi có ánh sáng. Bé còn có thể bị thu hút bởi một bóng tối trên tường.
Đưa cơ hội cho bé để bé học cách sao chép nét mặt mẹ. Áp sát mặt mẹ vào mặt con, cau mày, chun mũi một vài lần. Lặp lại điều này. Sau đó, chờ một thời gian để bé bắt chước mẹ. Bạn cũng có thể nhận ra khi nào bé muốn trò chuyện, còn khi nào thì không. Nếu bạn cố gắng trò chuyện còn bé không sẵn sàng thì có thể bé đang buồn ngủ hoặc phân tâm bởi điều gì đó.
Trò chơi với bé sơ sinh
Bé bị thu hút bởi những đồ vật có màu tương phản cao. Đồ chơi màu đen – trắng, điện thoại di động với màu rực rỡ, sách ảnh màu lòe loẹt có thể “mê hoặc” bé. Nên kiểm tra phản ứng của bé xem bé có muốn chơi hay không. Đồ chơi là cách tuyệt vời giúp bé học hỏi về thế giới nhưng giai đoạn này, bé chỉ chơi được trong thời gian ngắn. Bé cũng chỉ hứng thú với một đồ chơi tại một thời điểm, chẳng hạn đồ chơi có màu đẹp để bé nhìn hoặc đồ có âm thanh chứ không phải cả hai.
Nếu bé cảm thấy bị kích thích quá, bé sẽ phản ứng bằng cách ngáp, quay đầu, cong lưng, khóc hoặc khó chịu. Bé cũng sẽ cho bạn biết những gì làm bé thích thú.
Lúc này, bạn có thể chọn đồ chơi treo lủng lẳng trên nôi, cũi để bé nhìn, chứ chưa thể chạm tay vào cho đến khi bé được 4 tháng. Thảm, lều đồ chơi rực rỡ với nhiều đồ chơi treo cũng thu hút bé.
Sự phát triển bình thường ở bé
Mỗi bé phát triển khác nhau. Những bé sinh non (trước tuần 37) có thể phải cần thêm thời gian để phát triển những kỹ năng giống như những bé cùng tuổi khác.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Thân nhiệt ở bé (08:11:00 05/01/2012)
- 3 cách giảm nguy cơ SIDS (08:12:00 04/01/2012)
- Nụ cười ở bé (13:29:00 01/01/2012)
- Tiêu chảy và nôn trớ ở bé (10:23:00 30/12/2011)
- Thận trào ngược ở bé (09:49:00 29/12/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Sự phát triển của bé sơ sinh
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo