- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Tiêu chảy và nôn trớ ở bé
Tiêu chảy và nôn trớ thực sự phổ biến với các bé. Nguyên nhân có thể do hội chứng kích thích ruột (còn gọi là viêm dạ dày ruột). Hội chứng này chủ yếu do nhiễm trùng, có thể được cải thiện mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, tiêu chảy và nôn trớ có thể làm bé bị mất nước. Vì thế, điều quan trọng là cần phòng tránh mất nước cho những bé bị triệu chứng này.
Nguyên nhân gây tiêu chảy và nôn trớ ở bé
Hơn 50% rối loạn đường ruột ở bé là do 5 loại virus, thường lây lan do bé tiếp xúc với những bé hay người lớn khác. Tiêu chảy, nôn trớ do viêm dạ dày ruột có thể bị gây ra bởi vi khuẩn như salmonella – do nhiễm khuẩn từ thức ăn hay nước uống và nhìn chung phải được điều trị.
Khi nào cần đưa bé đi bác sĩ
Thông thường, bé tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày mà các loại thuốc trị tiêu chảy thông thường không hiệu quả thì nên đưa bé đi khám. Ngoài ra, bạn cũng cần đưa con đi khám, nếu:
- Bạn phát hiện thấy có lẫn máu trong phân của con.
- Phân của bé lẫn nhiều chất nhờn.
- Hai mẹ con bạn vừa trở về từ nước ngoài và bé bị tiêu chảy, nôn trớ không ngừng.
- Bé đau bụng, cơn đau tồi tệ hơn. Tiêu chảy kéo dài.
- Bé tiêu chảy, nôn trớ đi kèm sốt.
- Con bạn bị mất nước.
Kiểm tra xem bé có bị mất nước không: Hãy thử kiểm tra xem bé có bị khô miệng hay khô lưỡi không? Bé có đột nhiên ngừng đi tiểu không? Bé có buồn ngủ, ít hoạt động hơn bình thường? Nếu các đáp án trên là “có” thì có khả năng bé bị mất nước do tiêu chảy và nôn trớ.
Ngăn ngừa mất nước cho bé
Không nên tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy và nôn ói cho bé, nhất là những bé còn nhỏ. Điều quan trọng là cung cấp cho bé lượng nước thường xuyên, cho bú mẹ, nước lọc hay nước quả pha loãng. Đừng lo lắng nếu bé vẫn nôn tiếp vì khi đó đã có một lượng chất lỏng được hấp thụ.
Cách tốt nhất để bù nước cho con là để bé uống nước có pha ít muối và ít đường, giúp cơ thể hấp thu nước tối đa. Đồ uống bù nước (thường dạng bột trộn với nước) mua từ nhà thuốc cũng giúp bé không bị mất nước.
Cho bé ăn
Nếu bé đói, bé sẽ muốn ăn nhưng nếu bé lười ăn khi đang bị bệnh thì cũng không sao. Khi hết cơn nôn, nên cho bé những đồ ăn giàu carbohydrates, chẳng hạn cháo, bánh mỳ, mỳ ống hoặc chuối nghiền với mật ong cho bé trên 1 tuổi.
Ngăn chặn tiêu chảy và nôn trớ ở bé
Vệ sinh tốt từ mẹ và bé sẽ giúp bé phòng tránh được 2 triệu chứng này; chẳng hạn:
- Mẹ nên rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, làm vườn hoặc chơi với vật nuôi trước khi chạm vào thực phẩm.
- Trong nhà bếp, nên để thịt sống và thịt đã nấu chín riêng rẽ.
- Nên vệ sinh nhà tắm thường xuyên bằng chất khử trùng.
- Cho bé nghỉ học khi bé bị tiêu chảy để những bé khác không bị nhiễm bệnh từ bé.
Ngọc Huê
- Thận trào ngược ở bé (09:49:00 29/12/2011)
- Mẹo nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh (09:02:00 28/12/2011)
- Cơ chế sản xuất sữa mẹ (08:57:00 27/12/2011)
- Cảm lạnh thông thường ở bé (14:03:00 25/12/2011)
- Bé lơ đễnh khi bú mẹ (08:09:00 23/12/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |