- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Cơ thể và cảm xúc của mẹ sau sinh
Sinh nở thành công là một ‘thành tựu’ tuyệt vời mà cơ thể mỗi người mẹ có cách phản ứng khác nhau. Bạn có thể cảm thấy tỉnh táo và hạnh phúc (cả về thể chất lẫn tinh thần). Hoặc bạn thấy mệt mỏi, buồn bã, thậm chí là thất vọng hay chán nản. Bạn cũng sẽ thấy đau đớn vì phải mổ đẻ hoặc khâu tầng sinh môn.
>> Phục hồi xương chậu sau sinh
Những thay đổi ở thể chất
Cơ thể của mẹ đã thay đổi rất nhiều sau hơn 9 tháng nuôi dưỡng bé trong bụng. Sau sinh, bạn sẽ phải đối mặt với một số phiền toái trước khi hồi phục hoàn toàn.
Thứ nhất là sản dịch, cho dù bạn sinh thường hay mổ đẻ. Lúc đầu, sản dịch có màu đỏ, sau nó trở thành màu nâu và cuối cùng, nó có thể mang màu vàng trắng. 10 ngày đầu là giai đoạn nặng của sản dịch và nó còn có thể tiếp tục rải rác cho đến 6 tuần. Sau thời gian này, sản dịch giảm dần và mất hoàn toàn.
Trong khi đó, tử cung thu hẹp lại và trở lại vị trí như thường. Bạn sẽ cảm thấy nhiều cơn co thắt nhẹ. Những cơn co thắt cũng xảy ra khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ. Điều này là do các hormone oxytocin (khuyến khích tử cung co bóp) được giải phóng trong khi mẹ cho bé bú. Co thắt có thể gây ra máu âm đạo cho mẹ.
Âm đạo của mẹ sẽ dần lấy lại kích cỡ như trước đây. Và các cơ đáy chậu (mặc dù bị kéo giãn khi sinh) cũng sẽ dần quay lại vị trí ban đầu. Bạn có thể đẩy nhanh tốc độ khôi phục xương chậu bằng cách luyện các bài tập đáy chậu càng sớm càng tốt hay sau sinh.
Nếu bạn cảm thấy các vết bầm tím nhức nhối thì đừng lo vì tình hình sẽ được cải thiện sớm. Các vết rách nhỏ ở cổ tử cung, âm đạo và khu vực giữa âm đạo sẽ nhanh khôi phục. Các vết khâu tầng sinh môn thì cần nhiều thời gian hơn. Và các mũi khâu do đẻ mổ cũng kéo các cơn đau dài hơn.
Sau khi sinh, ngực mẹ trở nên mềm và chỉ chứa một ít sữa non. Đây là lớp sữa phong phú chất dinh dưỡng, sánh như kem, có các kháng thể bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng. Sau một vài ngày, ngực mẹ bắt đầu căng sữa. Thường khi “sữa đến”, ngực mẹ sẽ có cảm giác nóng, sưng.
Ban đầu, núm vú rất nhạy cảm. 10-20 giây đầu mỗi cữ bú có thể gây khó chịu cho mẹ. Việc cho con bú sẽ dễ hơn từ ngày thứ 5. Nếu không, bạn cần nhờ bác sĩ tư vấn cách cho con bám ti mẹ tốt.
Bụng của mẹ có thể trở nên nhão, nhăn nheo và dường như không nhìn ra vòng eo. Người mẹ có thể vẫn còn tồn tại những vết rạn trên ngực, bụng và đùi, đặc biệt nếu bạn tăng cân nhanh chóng trong thời kỳ mang thai. Mắt cá chân sưng trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn. Một số lượng tóc có thể bị rụng. Trong quá trình mang thai, tóc của bạn có thể trở nên dày hơn bởi vì thai kỳ tạo ra các kích thích tố ngăn ngừa rụng tóc. Tuy nhiên, sau khi sinh thì dấu hiệu này có thể bị đảo ngược lại.
Thời gian cần thiết để giảm cân
Trong vài ngày đầu sau sinh, người mẹ có thể giảm cân nhanh do tiêu hao bớt chất lỏng dư thừa tích tụ trong cơ thể (qua nước tiểu và mồ hôi). Bạn sẽ tiếp tục giảm cân khi lưu lượng máu trở lại mức bình thường và tử cung co nhỏ lại. Tuy nhiên, sau đó thì giảm cân có xu hướng chậm lại.
Đừng thất vọng nếu cơ thể bạn không thon gọn kể từ sau khi có con. Trải qua quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể mất nhiều thời gian để khôi phục vóc dáng. Những lớp mỡ trên cơ thể người mẹ, xét ở mặt tích cực là giúp tạo năng lượng cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Kiểm tra sau sinh
Sau sinh khoảng 6-8 tuần, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra tốc độ phục hồi sức khỏe. Bác sĩ sẽ hỏi bạn đôi điều về sức khỏe tinh thần và thể chất. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì, chẳng hạn đau nhức từ vết khâu, khó chịu khi yêu hay cảm thấy chán nản, đau khổ... hãy nhờ bác sĩ của bạn giúp đỡ.
Khuyến cáo bạn cần nhớ là nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để bé có khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống sau này. Một khi đã ngưng cho con bú, ngực của mẹ sẽ quay lại hình dạng gần như lúc trước khi mang thai. Tuy nhiên, ngực to có vẻ không được săn chắc như trước kia, trong khi người mẹ có bộ ngực nhỏ thì ngực cũng không to hơn là mấy. Đó là do thay đổi từ thời kỳ mang thai, chứ không phải do tác động từ việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Nếu bạn không cho con bú, hormone sản xuất sữa, prolactin sẽ giảm. Ngực mẹ sẽ ngừng sản xuất sữa và sau vài tháng, ngực mẹ trở nên to (hoặc nhỏ) hơn so với trước khi mang thai.
Cơ thể mẹ sẽ thay đổi sau khi mang thai và sinh con, trở nên nữ tính hơn. Vì thế, đừng e ngại điều gì.
Ngọc Huê
- Đau, đầy bụng ở bé mới sinh (09:07:00 22/11/2011)
- Tránh độc tố trong sữa mẹ (11:38:00 20/11/2011)
- Giúp bé vượt mùa cúm (11:15:00 20/11/2011)
- Bảo vệ răng mới mọc khi bú bình (08:56:00 18/11/2011)
- Lời khuyên giữ bé khỏe mạnh mùa đông (11:05:00 17/11/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |