- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Giữ an toàn cho bé với các loại thuốc
Các bé có thể bị nhầm giữa thuốc và kẹo ngọt.
Dưới đây là gợi ý để giữ thuốc an toàn cho bé yêu nhà bạn:
1. Không dỗ bé uống thuốc bằng cách nói: ‘Thuốc ngọt lắm’
Nhiều cha mẹ thích dụ con uống thuốc bằng cách khen ngợi thuốc rất ngon và ngọt. Điều này sẽ gây nhầm lẫn cho bé rằng, có thể bốc thuốc ăn như ăn kẹo ngọt.
2. Đừng uống thuốc trước mặt bé mới biết đi của bạn
Các bé thích sao chép những hành động của người lớn. Vì vậy, nếu bé nhà bạn quan sát thấy cha mẹ uống thuốc thì rất có thể bé cũng sẽ tự ý ăn thuốc để bắt chước cha mẹ. Phụ huynh không nên uống thuốc trước mặt bé phòng khi bị bé bắt chước.
3. Giữ thuốc khỏi tầm với của bé
Giữ lọ thuốc và những gói thuốc thật xa tầm với của bé (xa tầm tay bé là chưa đủ). Hãy kiểm tra chỗ cất thuốc dưới góc nhìn của một bé đang chập chững biết đi. Hãy cúi xuống sàn nhà và thử xem ở chiều cao của bé, bạn có dễ dàng tìm được hộp thuốc hay mở được tủ thuốc không.
4. Không chủ quan rằng thuốc đã được đậy nắp
Bạn không nên giả định rằng thuốc đã được đậy nắp cứng và khó mở nên bé sẽ an toàn. Mấy cái nắp hộp thuốc chỉ gây khó khăn cho bé đôi chút nhưng không phải là
bé không mở được. Do đó, đừng chủ quan.
5. Dạy bé hỏi cha mẹ trước khi muốn ăn thứ gì
Dạy bé thói quen hỏi cha mẹ (người lớn) khi tìm được thứ gì và muốn ăn. Nếu bạn thấy bé tìm được cái gì đó và định ăn, hãy giải thích cho bé thứ nào ăn được, thứ nào không. Cách này còn giúp bé tránh ăn phải quả độc.
6. Giải thích sự nguy hiểm của thuốc
Từ khoảng 3 tuổi, bạn có thể giải thích rõ ràng lý do cho bé tại sao nên và không nên uống thuốc. Nhớ là bé có thể dễ bị lẫn lộn giữa các thông tin. Vì thế, đừng vội tin là bé sẽ hiểu hết lời mẹ mà vẫn phải luôn cất thuốc ở nơi an toàn.
7. Ứng phó khi bạn nghi bé nuốt thuốc
- Kiểm tra xung quanh sàn nhà và gói thuốc xem bé đã nuốt phải loại thuốc gì. Có thể gọi điện ngay nhờ một bác sĩ tư vấn giúp.
- Không cho bé uống nước muối hoặc nước gì đó vì nó chỉ khiến bé nguy hiểm hơn.
- Tìm chai (gói) thuốc và mang theo nó đến bệnh viện.
Ngọc Huê
- Những điểm bất lợi của ‘ti giả’ (13:40:00 13/11/2011)
- Dùng thuốc mắt, tai, hậu môn cho bé (08:00:00 11/11/2011)
- Lưu ý khi muốn ‘đóng cửa cho ấm’ (08:15:00 10/11/2011)
- Phân biệt nấm, hăm và chàm (09:31:00 09/11/2011)
- 10 điều nên biết về hăm tã (08:12:00 08/11/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |