Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phân biệt nấm, hăm và chàm

09:14:40 09/11/2011
Những nốt đỏ xuất hiện ở vùng quấn tã có thể khiến bạn nhầm tưởng là hăm tã, vì đôi khi, nguyên nhân là do bé bị chàm hay nấm.

Cách giúp bạn phân biệt hăm với chàm và nấm

- Hăm tã: xuất hiện như một phát ban đỏ dạng viêm, thường là từng nốt hoặc một mảng. Hăm tã cũng có thể phát triển thành da khô nứt, bị phồng rộp.

- Chàm: có thể xuất hiện ở những nếp gấp da. Nó trông giống như khô da, da ngứa, đỏ và nứt (đôi khi, có thể rỉ chất lỏng và chảy máu), đặc biệt nếu không được điều trị. Nó cũng có thể tràn ra ngoài khu vực quấn tã.

- Nấm: các nốt màu đỏ tươi và thường xuất hiện trong các nếp gấp của da. Cũng có thể chứa những đầu mủ trắng trên diện tích màu đỏ. Nếu nghi ngờ, bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ điều trị nấm cho bé.

Nếu đó là hăm

- Cho bé nhiều thời gian không mặc tã hoặc không mặc quần nhưng chắc chắn bé đang ở trong nhà với sàn nhà sạch sẽ.

- Thử thoa một lớp kem mỏng ở vùng quấn tã cho bé, nhất là vào ban đêm. Nên cẩn thận không bôi kem thành lớp dày.

- Khi lau khô da bé, nên vỗ cho khô chứ không phải chà xát, bởi cọ sát sẽ làm kích ứng da.

- Giặt sạch tã vải, quần áo của bé để loại bỏ những “dấu vết” của phân hay nước tiểu.

- Khi cho bé ăn dặm, nên để bé thử một loại thức ăn mới ở một thời điểm để kiểm tra xem thức ăn đó có liên kết với tình trạng nổi ban ở bé hay không.

Lưu ý: Hăm tã thường giảm sau khoảng 3-4 ngày dùng thuốc chống hăm. Nếu hăm không giảm hoặc kèm sốt thì nên đưa bé đi khám.

 Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo