Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

6 giải đáp về chăm con

09:17:40 16/02/2013

Từ táo bón tới vấn đề vàng da ở bé sẽ được giải đáp bởi bác sĩ nhi khoa dưới đây.

>> 5 vấn đề sức khỏe ở bé mới sinh
>> Cảm lạnh thông thường ở bé
>> Hỏi – đáp mẹ dùng thuốc khi cho con bú

1. Bé nhà tôi 8 tháng tuổi đang bị táo bón nhưng lại không chịu uống nước lọc. Tôi có nên pha loãng sữa bình cho bé?

Bạn không được thay đổi cách pha sữa công thức bằng cách tự ý điều chỉnh tỷ lệ sữa bột và nước vì nó làm giảm hiệu quả hấp thu của sữa cũng như gây các vấn đề về chức năng thận cho bé. Nếu bé vẫn đi tiểu như thường lệ thì bé có hơi lười uống nước cũng không sao.

Để khắc phục táo bón cho bé, bạn nên cho bé ăn nhiều rau quả như táo tây, khoai tây và dưa chuột, cùng với nước ép hoa quả có vị chua như mận, mơ, bưởi… Nên massage bụng cho bé đề thúc đẩy hoạt động ruột.

2. Bé nhà tôi trớ liên tục. Liệu có phải bé mắc chứng trào ngược không?

Một trong những dấu hiệu phổ biến của trào ngược là hay bị trớ khi bú. Trào ngược xảy ra khi các chất có trong dạ dày bị đẩy ngược trở lại thực quản và miệng. Đó là vì cơ van ở cuối đường dẫn thức ăn chưa hoàn thiện nên không thể giữ sữa lại trong bụng mà bị trào lên trên.

Bạn còn có thể nhận thấy bé ngủ thất thường, tăng cân chậm. Hãy đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị. Thuốc chống trào ngược có thể giúp bé nhưng có vài cách khác bạn nên thử để giảm trớ cho bé như bế bé thẳng và không đặt bé nằm ít nhất 30 phút sau bú. Cho bé bú ít sữa nhưng thường xuyên hơn trong một môi trường yên tĩnh để tránh cho bé bị kích động. Nên chọn quần áo rộng để mặc cho bé vì điều này giảm áp lực đè lên bụng của bé.

3. Tôi có thể giảm bớt ‘cứt trâu’ cho bé bằng cách nào? Trông bé nhà tôi ‘xấu’ quá.

Cứt trâu là tình trạng trên da đầu gây ra bởi các tuyến dầu hoạt động quá mức. Điều này làm các tế bào da phát triển nhanh mà chưa kịp đào thải, để lại những vảy loang lổ trên da đầu của bé.

Bạn nên tránh giật (cậy) cứt trâu vì có thể gây khó chịu và nhiễm trùng cho con. Cách làm sạch tốt nhất là xoa bóp nhẹ nhàng vùng da có cứt trâu với dầu gội olive (có thể để lại qua đêm). Sáng hôm sau, bạn dùng chiếc bàn chải đánh răng sạch, đầu lông mềm chải nhẹ để cứt trâu bong hết. Ngoài ra, một số dầu gội thuốc giúp trị cứt trâu cho bé cũng mang lại hiệu quả.

4. Bé 7 tháng tuổi nhà tôi thường khó khăn khi rặn ‘ị’. Thế có phải bé bị táo bón không?

Các bé có thể nhăn nhó, quấy khóc khi rặn ị nhưng thực ra lại không khó chịu như cha mẹ vẫn nghĩ. Điều này đồng nghĩa với chuyện không nhất thiết là bé bị táo bón. Tùy vào thức ăn, ví như bé bú mẹ có thể chỉ đi tiêu mỗi lần một tuần hoặc bé bú bình có thể “đi” vài lần trong ngày. Bởi thế không có gì phải lo lắng.

Bé nhà bạn đã bước vào giai đoạn ăn dặm một thời gian, bạn nên bổ sung chất xơ cho bé hàng ngày, giúp giữ cho ruột khỏe mạnh. Nên cho bé ăn rau xanh, hoa quả và uống thêm nước lọc. Cho bé vận động nhiều hơn như vui chơi trên sàn, vì điều này giúp ruột hoạt động tốt.

5. Bé 3 tháng nhà tôi dường như bị nghẹt mũi liên tục. Tôi phải làm sao?

Bé mới sinh có đường thở hẹp nên có thể gây ra những tiếng khò khè khi thở, giống như đang ngạt mũi. Ngạt mũi nhẹ có thể làm bé bú thất thường, do đó bạn nên cho bé bú ít nhưng thường xuyên hơn.

Để bé dễ thở khi ngủ, bạn nên đặt 1-2 quyển sách mỏng ở dưới đầu giường của bé hoặc đưa bé vào phòng tắm với đầy hơi nước nóng trong đó để thông mũi. Nếu bé khò khè kéo dài thì tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ.

6. Bé sơ sinh của tôi bị vàng da nặng. Các bác sĩ nói là do nhóm máu không tương thích. Hãy giải thích giúp tôi.

Có ba nhóm máu chính là A, B và O. Bé thừa hưởng nhóm máu từ cả cha lẫn mẹ nên có khả năng mẹ và bé mang các nhóm máu khác nhau. Tùy thuộc vào loại không tương thích, các kháng thể từ cơ thể mẹ có thể “chống lại” nhóm máu của con mình, phá vỡ các hồng cầu của bé, gây bệnh vàng da và thiếu máu.

Cách điều trị tùy tình trạng vàng da của bé, có thể dùng truyền máu và chiếu đèn chống vàng da. Các bác sĩ sẽ tư vấn và hỗ trợ cho bé nhà bạn. Nếu bạn mang thai lần nữa, điều cần thiết là bạn cần được bác sĩ chăm sóc và tư vấn trước khi sinh để xử lý kịp thời tình trạng không tương thích nhóm máu giữa mẹ và bé, nếu nó xảy ra lần thứ hai.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo