- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Giảm tải mệt mỏi khi chăm con mọn
Có con là một điều thú vị nhưng cũng không ít thử thách.
>> Thêm thời gian ngủ khi chăm con mọn
>> 8 món tăng sức khỏe cho mẹ sau sinh
Bạn sẽ phải quen với:
- Vai trò mới là một người mẹ.
- Tình hình tài chính gia đình thay đổi khi có con.
- Những thay đổi thể chất ở cơ thể mẹ.
- Điều chỉnh các mối quan hệ với chồng bạn và các thành viên khác trong gia đình.
Tất cả những điều này sẽ khiến cuộc sống của bạn bị xáo trộn, thậm chí bị mất ngủ. Khi bạn đang bận rộn với chuyện chăm con, rất có thể bạn sẽ quên chăm sóc bản thân mình.
Dưới đây là một số cách giúp bạn chống lại căng thẳng và mệt mỏi khi nuôi con:
1. Cố gắng ngủ đủ
Mất ngủ làm bạn mệt thêm; do đó, bạn nên cố gắng bù đắp thiếu ngủ ban đêm bằng giấc ngủ trưa, khi bé nhà bạn ngủ. Nếu bạn không thể ngủ thiếp đi, hãy thử một chút đồ uống nóng và ngả người trên ghế sofa.
Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, hãy kê cũi của bé ngay sát bên giường của mẹ để bạn sẵn sàng cho bé bú đêm một cách dễ dàng. Chồng bạn cũng có thể giúp đỡ bằng cách bế bé hoặc vỗ ợ hơi cho con sau khi bé đã ti mẹ.
2. Đảm bảo đủ dinh dưỡng
Bạn nên ăn uống đều đặn để duy trì năng lượng cho bản thân. Nên chọn thức ăn giải phóng chậm carbohydrate như cơm, mì, bánh mì… Ăn nhiều rau tươi và hoa quả để tăng cường hệ miễn dịch.
Sẽ rất khó khăn để tự nấu ăn nếu chỉ có một mình bạn ở nhà trông con. Khi đó, bạn nên chuẩn bị sẵn những món giàu dinh dưỡng như bánh mì, sữa, hoa quả… để có thể ăn nhẹ trong suốt cả ngày.
3. Thư giãn
Một chút thư giãn có thể giúp bạn hồi sinh năng lượng. Hãy duy trì những bài tập yoga để giảm thiểu căng đau cơ. Ngoài ra, bạn có thể chọn mua những CD hướng dẫn tập yoga sau sinh cho người mẹ.
4. Tập thể dục
Tập thể dục rất có ích cho tinh thần và thể chất của bạn. Nó giúp giải phóng endorphins – một hóa chất tạo tâm trạng vui vẻ. Với những bài tập Kegel nhẹ nhàng, bạn có thể bắt đầu tập ngay sau sinh. Còn với những động tác khó hơn, bạn nên đợi cơ thể hồi phục rồi mới bắt đầu tập.
Bạn có thể tham gia một lớp tập thể dục dành cho phụ nữ sau sinh gần nơi bạn ở. Hoặc mua những cuốn sách hay đĩa CD hướng dẫn tập luyện cho phụ nữ sau sinh.
5. Hãy dành thời gian cho chính mình
Ngay cả những công việc toàn thời gian đòi hỏi khắt khe nhất thì cũng phải có những quãng giải lao và việc làm mẹ không phải ngoại lệ. Hãy nhờ một người bạn đáng tin cậy hoặc người thân trông bé cho bạn. Hoặc bạn có thể thuê người trông trẻ theo giờ để có thời gian cho bản thân mình. Điều này là một phần thiết yếu của việc chăm sóc con mọn.
6. Chia sẻ lo lắng
Chia sẻ lo lắng của bạn với người khác là một trong những cách giảm stress hiệu quả. Trong thực tế, giao tiếp thường bị lơ là khi mọi người quá bận rộn, cho dù đó là gia đình, đồng nghiệp hay bạn bè.
Hãy nhớ rằng những lo lắng khi “lên chức” cũng sẽ xảy ra với người bạn đời của bạn. Chia sẻ cảm xúc của bạn với chồng sẽ giúp tăng cường hạnh phúc cho hai bạn.
Ngọc Huê
- Vệ sinh vùng kín bé gái (08:00:00 20/02/2013)
- 10 điều về giấc ngủ bé sơ sinh (18:41:00 18/02/2013)
- Trường hợp bé nôn trớ cần đi khám (19:55:00 17/02/2013)
- 6 giải đáp về chăm con (09:34:00 16/02/2013)
- 13 điều chưa biết về bé (14:29:00 14/02/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |