- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé bị viêm cầu thận sau sốt phát ban
Sau một lần bị sốt phát ban, con chị P.T.H (Hà Nội) có hiện tượng phù ở mặt. Đến khi phù xuất hiện ở toàn thân, chị mới đưa con đi khám, làm các xét nghiệm thì cháu bé được phát hiện bị viêm cầu thận cấp.
BS Kim Loan (Bệnh viện E) cho biết, viêm cầu thận cấp còn gọi là viêm thận cấp là một bệnh không có viêm mủ ở thận. Nguồn lây bệnh có liên quan tới nhiễm cầu khuẩn hoặc bị nhiễm virus do các bệnh viêm amiđan, sốt phát ban, thủy đậu mưng mủ, chốc, mụn nhọt... Sau khi bị nhiễm bệnh, cơ thể sinh ra phản ứng miễn dịch, gây nên sự thay đổi bệnh lý ở thận. Bệnh thường xảy ra ở bé từ 3 đến 10 tuổi, hiếm thấy ở bé dưới 2 tuổi.
Bệnh viêm cầu thận cấp thường phát sinh sau 1 đến 4 tuần bị nhiễm các loại cầu khuẩn hay virus, trung bình từ 10 đến 14 ngày thì phát bệnh. Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tùy thuộc vào khả năng chống đỡ của trẻ. Ngoài một số triệu chứng thông thường như sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn, nôn, chán ăn..., bé bị bệnh còn có một số biểu hiện đặc thù sau:
- Phù ở mắt, mặt, sau đó phù dần ở chân; nếu bị nặng thì có thể phù toàn thân. Đồng thời, lượng nước tiểu rất ít, có khi không có.
- Tiểu ra máu là dấu hiệu đáng chú ý nhất trong thời kỳ đầu của bệnh. Nếu bệnh nhẹ thì phải soi kính hiển vi mới thấy máu trong nước tiểu (gọi là tiểu máu vi thể), còn nếu bị nặng thì nhìn mắt thường cũng thấy nước tiểu thải ra màu đỏ tươi (gọi là tiểu máu đại thể).
- Cao huyết áp xảy ra ở khoảng 70% bé bị bệnh.
Nếu được phòng và chữa trị tích cực, kịp thời, bệnh viêm cầu thận cấp sẽ khỏi nhanh, các triệu chứng có thể hết sau 2 đến 4 tuần, nhưng phải sau 6-12 tháng thì kết quả các xét nghiệm mới hoàn toàn bình thường. Có khoảng 2% trường hợp chuyển sang thể viêm cầu thận mạn tính, đây là thể rất khó điều trị và sớm muộn sẽ dẫn đến suy thận.
Khoảng 3% bé bị chết do suy tim vì biến chứng não, cao huyết áp, nhiễm độc nước tiểu... Vì vậy, nếu bé có các dấu hiệu bị bệnh thì cần được khám tại chuyên khoa Nhi sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Trong thời gian điều trị, bé cần được ăn nhạt, nếu phù to thì có thể phải ăn nhạt tuyệt đối.
Theo Tiền Phong
- Xử lý khi bé gặp sự cố (16:25:00 12/04/2008)
- Cho bé uống nước đúng cách (15:31:00 12/04/2008)
- Để bé luôn an toàn (10:17:00 11/04/2008)
- Biến chứng của thủy đậu (17:39:00 10/04/2008)
- Sốt và biến chứng trong mùa hè (15:42:00 10/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |