- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Để bé luôn an toàn
Từ tuổi biết lật cho đến trước dậy thì, bé rất dễ bị tai nạn từ các sinh hoạt thường ngày bởi độ tuổi này chúng rất tò mò và chưa ý thức hết các mối nguy hiểm. Dưới đây là 10 nguy cơ chính mà phụ huynh cần biết và hướng dẫn bé phòng tránh.
1. Tai nạn vì bị té ngã.
Võ não ở bé con còn mềm, do đó hiện tượng chấn thương sọ não khi té rất hiếm xảy ra. Bản năng tồn tại tự nhiên đã ban cho bé khả năng “ổn định” cần thiết sau mỗi khi té ngã. Do đó, bé ngã tự nhiên khi đi trên mặt đất hầu như vô hại. Tuy nhiên, tai nạn do té ngã, nhất là té cầu thanh và rơi từ trên cao, hiện nay chiếm tỉ lệ cao nhất về tai nạn trẻ em tại các bệnh viện nhi.
Người lớn cần giúp bé hiểu và tuyệt đối cẩn thận khi chuẩn bị đi lên xuống cầu thang, cách nắm tay vịn an toàn và cả cách tránh né người khác, giúp bé hiểu và biết cách phóng tránh tai nạn khi leo trèo, chạy xe đạp, tuột cầu thang...
2. Tai nạn vì bỏng
Các số liệu thống kê cho thấy, bé bị bỏng do chế biến thức ăn chiếm tỉ lệ nhiều nhất, sau đó là các vật dụng nóng bỏng từ hoạt động sản xuất. Khi bé bắt đầu biết lật và tập bò là bạn đã phải lưu tâm đến vấn đề này. Tuyệt đối để bé tránh xa các vật nóng như ống pô xe máy, nước sôi, canh nóng, dầu mỡ nóng…. Phần lớn bé bị bỏng là do bất cẩn hoặc sơ ý của người lớn, do đó bạn hãy luôn luôn tự hỏi “Để vật nóng như vậy bé có thể với đến được không?”.
Khi bé bị bỏng, bạn đừng sơ cứu tùy tiện (dùng kem đánh răng, nước mắm… để tưới hoặc đắp lên vết thương, vì làm vậy có thể bạn đã làm tổn hại thêm vết thương của bé). Tốt nhất nên tham khảo với bác sĩ một số cách sơ cứu với từng trường hợp bỏng cụ thể.
3. Tai nạn vì bị đè
Nguy cơ này cũng thường hay xảy ra, khi tập đi, bé có khuynh hướng tò mò, tìm hiểu, níu kéo mọi vật. Bạn cần lưu ý bé có thể bị đè bởi cái gối, chiếc tủ, ghế, quạt đứng, xe máy, mâm cơm…. Khi đó, tốt nhất chúng ta nên sắp xếp hoặc tạm ngưng dùng một số vật dụng trong nhà có thể đe dọa bé.
4. Tai nạn về điện
Bé tập đi thường đút tay hoặc vật nhọn vào ổ điện. Trước khi bé nhận thức được vấn đề nguy hiểm này, bạn cần di dời các ổ cắm nằm trong tầm với của bé, hoặc dùng băng dính bịt kín lại khi chưa thật sự cần sử dụng.
Bạn cũng nên giúp bé hiểu rằng không nên chạm vào các dây điện bị hở hoặc không được chơi/nhai dây điện. Bé cũng cần thực hành trước mặt bạn nhiều lần các động tác cắm và rút chuôi điện đúng cách, không được chạm vào các vật có điện khi tay ướt hoặc đi chân trần trên nền ẩm ướt, cần tránh xa các dây điện bị đứt cũng như những bình điện có gắn bảng “Nguy hiểm” - “Điện cao áp”….
5. Tai nạn từ các trò chơi
Những trò chơi của bé (đôi khi có sự cho phép của người lớn) cũng tiềm ẩn những tai nạn thương tâm. Các trò tung hứng con của các ông bố (làm rơi, gây lồng ruột hoặc rung/lắc mạnh gây chấn thương não bộ của bé), cho bé ngồi chơi ở lan can lầu để bé bị rơi. Cho béngậm đồng xu hoặc các vật tròn, nhọn để bé bị xóc hoặc nuốt vào thực quản. Để bé nhét vào mũi hoặc tai các vật nhọn. Nguy hiểm nhất là để bé tự chơi mà không có sự giám sát phù hợp của người lớn.
Bé cũng có thể bị ngạt khi chui đầu vào túi nylon, tủ đựng quần áo, tủ lạnh lớn…; hoặc bị ngộ độc khi cho vào miệng xà phòng, sữa tắm, kem đánh răng, mỹ phẩm, hóa chất, pin trong đồ chơi…; hoặc bé tự làm hại mình bằng các vật sắc/nhọn…. Bạn cần loại trừ tất cả các trường hợp tương tự mà bạn đã nghĩ ra.
Ngoài ra, bé còn thường gặp phải “sự cố” khi chơi với vật nuôi trong nhà. Các vết cào, cắn của động vật cần được xử lý kịp thời theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.
6. Những hiểm họa từ nước
Bạn cần đậy kín hồ chứa nước, lu, thùng, xô, thau.., xả hết nước trong bồn tắm khi không sử dụng. Không cho bé chơi nghịch gần nơi chứa nước hoặc có nước nguy hiểm.
Nếu có thể hãy chobé đi học bơi vào dịp hè, sớm cho bé nhận biết những nguy cơ từ những dòng suối, sông hay ao hồ gần nhà. Với bé đã biết bơi thì nên dạy bé cảnh giác khi bị chuột rút, nước quá lạnh, bơi giữa trưa nắng, hiện tượng xoáy nước và trôi dạt ở bãi biển, va chạm bờ đá, những nơi không biết rõ độ sâu…
7. Cách đối phó khi xảy ra cháy
Người lớn hãy tổ chức chơi “diễn tập” nhiều lần với bé để hình thành phản xạ xử trí phù hợp khi gặp cháy. Cha mẹ nên tạo ra nhiều tình huống để bé lựa chọn phương án hợp lý nhất như, cách báo động cháy hiệu quả và nhanh nhất? Cách đối phó khi quần áo bị cháy (nằm xuống đất, cuộn tròn/lăn người). Trong các đám cháy, người ta chết vì khói nhiều hơn chết vì nóng. Do đó, cần hướng dẫn bé cách dùng khăn (có nhúng nước càng tốt) để thở khi có cháy. Hãy dùng “câu đố” để bé tìm lối nào để thoát hiểm nhanh nhất; Phải làm gì khi tay nắm mở cửa quá nóng? (không nên mở cửa ấy vì lửa sẽ lan nhanh vào); Nếu không tìm ra được vải để thở thì sao? (hãy cúi thấp người chạy qua vùng khói ấy)….
Với bé lớn hơn cần hướng béquy trình xử trí khi cháy như báo động cháy, cúp cầu dao điện, báo cảnh sát chữa cháy….
8. Làm gì khi bé bị lạc
Bạn hãy dạy bé nhớ rõ tên họ của mình và bố mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại của những người thân. Ngoài ra bạn cũng nên dạy bé cách băng qua đường, cách hỏi đường và cùng thực hành những điều ấy với bé. Bạn cũng nên hướng dẫn bé nhận biết các đền chùa, nhà thờ, trường học, đồn cảnh sát… để xin giúp đỡ khi bị lạc đường.
9. Hướng dẫn khi bé ở nhà một mình
Bạn cần hướng dẫn bé cách sử dụng các vật dụng quen thuộc trong nhà để chúng biết tự xoay xở khi không có bạn. Nên viết những hướng dẫn đó ra giấy rồi dán ở những nơi bé thường xuyên nhìn thấy. Dạy bé cách sử dụng điện thoại bàn và ghi lại lời nhắn khi có ai gọi đến.
Dạy bé không bao giờ mở cửa khi ở nhà một mình, không để người lạ biết chỉ có một mình bé ở nhà.
10. Tránh những nơi tụ tập đông người
Rất nhiều tai nạn chết người do giẫm đạp lên nhau mà người lớn nhiều khi cũng nên tránh xa. Hãy giúp bé hiểu được các hiểm họa từ các cuộc xung đột của người lớn; Những khi lên xuống cầu thang ở trường học, rạp hát, siêu thị…; Các lễ hội, hành hương, hội chợ…;
Ngoài ra, cha mẹ cần dạy con cách đối phó khi gặp người lạ ngoài đường, hãy thét to và bỏ chạy khi nhận thấy dấu hiệu xâm hại tình dục, không la cà ở nơi cộng cộng hoặc đường vắng vẻ, cho bố mẹ biết địa chỉ và số điện thoại những nơi con sẽ có mặt (sinh nhật, họp lớp, học nhóm, học thêm…), không đi một mình với ai nếu chưa được phép của bố mẹ (kể cả người đó là trẻ con hoặc đó là những người bạn thân của mình hoặc của gia đình mình, nếu con có cảm giác lo lắng), cách đối phó khi bị bắt nạt, những điều cần giữ bí mật khi lướt net và chat….
Theo VnExpress.net
- Biến chứng của thủy đậu (17:39:00 10/04/2008)
- Sốt và biến chứng trong mùa hè (15:42:00 10/04/2008)
- Khăn choàng đi biển cho bé (11:40:00 10/04/2008)
- Dấu hiệu bất thường (08:20:00 10/04/2008)
- Khóc, ho, sổ mũi: biểu hiện của viêm phổi (16:48:00 09/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |