Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Biến chứng của thủy đậu

17:09:50 10/04/2008

Thủy đậu là một trong những bệnh xảy ra nhiều trong thời điểm này. Bệnh có khả năng lây lan rất cao, mắc bệnh phần lớn là trẻ dưới 10 tuổi...

80-90% lây lan khi tiếp xúc

Tại buổi sinh hoạt khoa học với chuyên đề "Cập nhật về phòng ngừa bệnh thủy đậu, những biến chứng và thắc mắc thường gặp" giữa các nhà chuyên môn hôm 15.3 ở TP.HCM, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) cho biết: "Mùa" của bệnh thủy đậu thường rơi vào từ tháng 3 đến tháng 6 hằng năm. Từ đầu tháng 3 đến nay, bình quân tại khoa Nhiễm (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) luôn có từ 5-6 trẻ nằm viện điều trị nội trú, số trẻ mắc bệnh nhẹ đến khám rồi về cũng khá nhiều.

Bệnh thủy đậu còn gọi là bệnh trái rạ. Trong thời kỳ ủ bệnh (khoảng hai tuần) khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh, người bệnh không có biểu hiện triệu chứng gì; sau đó đến thời kỳ khởi phát, biểu hiện nổi các nốt ban đỏ, mọc ở một vài nơi, rồi lan ra khắp cả người, những nốt ban đỏ có dịch bên trong. Sau vài ngày, những nốt bóng nước này vỡ ra, bong vảy và khô lại, nhưng may mắn là nó không để lại những vết sẹo (nếu những nốt rạ không bị nhiễm trùng) như bệnh đậu mùa... Ngoài ra, người bệnh còn kèm các triệu chứng khác như sốt vừa (nhưng nếu trẻ lớn và người lớn mắc bệnh thì sốt nặng hơn), đau họng, người mệt mỏi, bỏ ăn...

+ Do bệnh lây qua đường hô hấp và rất dễ lây nên cần cách ly người bệnh với những người khác (để người bệnh nằm một phòng riêng, thoáng mát). Nếu có tiêm ngừa phòng bệnh thì nên tiêm 1-2 tháng trước khi bệnh vào mùa là tốt nhất, thường tiêm lần đầu ở trẻ từ 12-18 tháng tuổi. Có thể tiêm nhắc lại khi trẻ 5, 6 tuổi.

+ Nghỉ ngơi, dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh cá nhân, không nên tự ý đắp lá, hay bôi thuốc lên những nốt rạ khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

+ Sớm đưa trẻ vào viện khi bị nổi nốt rạ, sốt, bỏ ăn...
 
Cũng theo bác sĩ Khanh, khoảng 90% bệnh thủy đậu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, và khả năng lây lan của bệnh rất cao - 80-90% khi tiếp xúc với nguồn lây (bệnh lây qua đường hô hấp). Theo thống kê, trong số trẻ mắc bệnh thủy đậu đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), trẻ dưới 1 tuổi chiếm 14%, trẻ 1-5 tuổi chiếm 33%, trẻ 6-10 tuổi chiếm 30%, trẻ 11-15 tuổi chiếm 23%.

Những biến chứng cần biết

Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp do bệnh thủy đậu gây ra là: bội nhiễm - nhiễm trùng các nốt rạ, hậu quả là để lại sẹo khi các nốt này khô, bong vảy; nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào - ban đầu do nhiễm trùng các nốt rạ, có thể dẫn đến sốc, viêm tủy xương, viêm màng ngoài tim gây tử vong; biến chứng hệ thần kinh trung ương - chiếm khoảng 1,7/100 ngàn bệnh nhân xuất hiện viêm não vài ngày sau khi nổi nốt rạ, người bệnh li bì, co giật, hôn mê, và có thể tử vong (khoảng 5-20%), nếu viêm tiểu não (chiếm nhiều hơn) thì tiên lượng tốt, không nguy hiểm. Điều đáng sợ nhất của biến chứng do thủy đậu là viêm phổi - xuất hiện 3-4 ngày sau khi nổi rạ.

Bác sĩ Salvacion Rodriguez Gatchalian - Phó giám đốc Viện Nghiên cứu các bệnh nhiệt đới (Philippines) cho biết: bệnh thủy đậu sẽ nguy hiểm nếu gây bệnh ở trẻ dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai. Phần lớn những người mắc bệnh Zona là người trước đó đã từng mắc bệnh thủy đậu...

Theo Thanh Niên Online

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo