Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Bảo vệ bé khỏi hóa chất phthalates
08:10:40 07/02/2013
Phthalates là một trong số những hóa chất phổ biến trên thế giới. Nó là một loại chất dẻo, thường được dùng trong sản xuất đồ chơi, vật gia dụng, ôtô, bình sữa, hộp đựng thực phẩm. Nó cũng được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể, gồm cả các loại hóa mỹ phẩm dành cho trẻ em để giúp làm da mềm mại và có mùi thơm lâu.
Cách phthalates xâm nhập vào cơ thể
Các chất làm dẻo có ở xung quanh chúng ta. Các bé có xu hướng bị nhiễm chất này nhiều nhất vì bé thường đưa mọi thứ vào miệng và chơi trên sàn nhà; đồng thời do hệ thần kinh cũng như tuần hoàn của bé còn đang phát triển.
Phthalates xâm nhập vào cơ thể người lớn và trẻ em theo cách:
- Khi bé mút một đồ vật có chứa chất dẻo (như đồ ngậm mọc răng, đồ chơi hoặc quyển sách bằng nhựa dẻo); hoặc khi bé cầm đồ chơi nhưng sau đó lại mút tay thì hóa chất có thể đi vào cơ thể bé.
- Có thể tiêu hóa chất dẻo bằng ăn thực phẩm hoặc dùng đồ uống đựng trong các hộp nhựa khiến hóa chất nhiễm vào đồ ăn, thức uống.
- Phthalates có trong sơn móng tay, thuốc dưỡng tóc, nước hoa, kem, lotion và các chất làm đẹp khác (gồm cả các loại hóa mỹ phẩm trẻ em) có thể thẩm thấu qua da, vào các mạch máu.
- Chúng ta hít phải phthalates từ bụi bẩn, nước hoa hoặc những bề mặt như sàn nhà, cửa sổ, chỗ ngồi… hay những sản phẩm chống hăm cho bé dạng bụi (phấn rôm). Ngoài ra, phthalates còn có thể chuyển qua nhau thai, đi vào bào thai trong quá trình người phụ nữ mang thai. Nó còn có thể truyền vào bé thông qua sữa mẹ.
Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của phthalates đối với động vật nhưng chưa có bằng chứng là phthalates cũng gây hại tương tự ở con người. Nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng, tiếp xúc với phthalates sẽ dẫn tới sinh con nhẹ cân, số lượng tinh trùng ít và bất thường ở cơ quan sinh dục giống đực.
Những nghiên cứu ở người cho thấy có mối liên quan giữa phthalates và chứng hen suyễn. Đồng thời các nghiên cứu cũng đang được tiến hành để xem liệu phthalates có ảnh hưởng tới sự dậy thì sớm, tỷ lệ béo phì, rối loạn hành vi hay thậm chí là tự kỷ ở bé hay không.
Bảo vệ bé khỏi phthalates
- Giới hạn các loại hóa mỹ phẩm dùng cho bé, nhất là bé dưới 8 tháng tuổi.
- Khi sử dụng hóa mỹ phẩm cho bé, nên chọn sản phẩm không chứa phthalates (phthalate-free).
- Dùng dụng cụ bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ thay cho dụng cụ nhựa khi bạn muốn đựng đồ ăn, thức uống.
- Khi mua bình sữa, nên chọn sản phẩm không có phthalate.
- Kiểm tra đít bình sữa để tìm con số tái chế và chọn số 1-2 hoặc 4-5 vì nhìn chung chúng an toàn. Tránh bình sữa có đánh số tái chế là 3-6 hoặc 7.
- Không hâm nóng đồ ăn, thức uống trong lò vi sóng bằng dụng cụ nhựa vì nhiệt độ cao có thể làm các hóa chất thẩm thấu vào thực phẩm.
- Chọn đồ hộp đựng bằng lọ thủy tinh. Bisphenol A (BPA) – một chất làm dẻo khác có thể thẩm thấu vào đồ ăn đóng hộp.
- Khi bạn mua thịt hay pho mát được cuốn bằng khay nhựa dẻo, nên thái bỏ miếng mỏng chỗ tiếp xúc với nhựa dẻo trước khi chế biến.
- Không cho bé chơi đất sét polymer (polymer clays).
- Cách ly bé khỏi đồ đạc mới sơn.
- Không mua sản phẩm làm từ vinyl hoặc PVC (polyvinyl chloride), đặc biệt khi những sản phẩm này dành cho bé mút (gặm) như đồ cho bé gặm mọc răng, ti giả, đồ chơi. Thay vào đó, nên chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên. Nếu bạn mua nhựa, nên chọn sản phẩm làm từ polyethylene hoặc polypropylene.
- Chọn áo mưa, rèm cửa, đồ nội thất… không làm từ vinyl (non-vinyl).
- Tránh dùng nước xịt phòng có mùi thơm trong phòng bé vì nó có thể chứa phthalates. Nên mở cửa sổ để không khí trong lành tự nhiên.
Cách phthalates xâm nhập vào cơ thể
Các chất làm dẻo có ở xung quanh chúng ta. Các bé có xu hướng bị nhiễm chất này nhiều nhất vì bé thường đưa mọi thứ vào miệng và chơi trên sàn nhà; đồng thời do hệ thần kinh cũng như tuần hoàn của bé còn đang phát triển.
Phthalates xâm nhập vào cơ thể người lớn và trẻ em theo cách:
- Khi bé mút một đồ vật có chứa chất dẻo (như đồ ngậm mọc răng, đồ chơi hoặc quyển sách bằng nhựa dẻo); hoặc khi bé cầm đồ chơi nhưng sau đó lại mút tay thì hóa chất có thể đi vào cơ thể bé.
- Có thể tiêu hóa chất dẻo bằng ăn thực phẩm hoặc dùng đồ uống đựng trong các hộp nhựa khiến hóa chất nhiễm vào đồ ăn, thức uống.
- Phthalates có trong sơn móng tay, thuốc dưỡng tóc, nước hoa, kem, lotion và các chất làm đẹp khác (gồm cả các loại hóa mỹ phẩm trẻ em) có thể thẩm thấu qua da, vào các mạch máu.
- Chúng ta hít phải phthalates từ bụi bẩn, nước hoa hoặc những bề mặt như sàn nhà, cửa sổ, chỗ ngồi… hay những sản phẩm chống hăm cho bé dạng bụi (phấn rôm). Ngoài ra, phthalates còn có thể chuyển qua nhau thai, đi vào bào thai trong quá trình người phụ nữ mang thai. Nó còn có thể truyền vào bé thông qua sữa mẹ.
Sự nguy hiểm của phthalates
Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của phthalates đối với động vật nhưng chưa có bằng chứng là phthalates cũng gây hại tương tự ở con người. Nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng, tiếp xúc với phthalates sẽ dẫn tới sinh con nhẹ cân, số lượng tinh trùng ít và bất thường ở cơ quan sinh dục giống đực.
Những nghiên cứu ở người cho thấy có mối liên quan giữa phthalates và chứng hen suyễn. Đồng thời các nghiên cứu cũng đang được tiến hành để xem liệu phthalates có ảnh hưởng tới sự dậy thì sớm, tỷ lệ béo phì, rối loạn hành vi hay thậm chí là tự kỷ ở bé hay không.
Bảo vệ bé khỏi phthalates
- Giới hạn các loại hóa mỹ phẩm dùng cho bé, nhất là bé dưới 8 tháng tuổi.
- Khi sử dụng hóa mỹ phẩm cho bé, nên chọn sản phẩm không chứa phthalates (phthalate-free).
- Dùng dụng cụ bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ thay cho dụng cụ nhựa khi bạn muốn đựng đồ ăn, thức uống.
- Khi mua bình sữa, nên chọn sản phẩm không có phthalate.
- Kiểm tra đít bình sữa để tìm con số tái chế và chọn số 1-2 hoặc 4-5 vì nhìn chung chúng an toàn. Tránh bình sữa có đánh số tái chế là 3-6 hoặc 7.
- Không hâm nóng đồ ăn, thức uống trong lò vi sóng bằng dụng cụ nhựa vì nhiệt độ cao có thể làm các hóa chất thẩm thấu vào thực phẩm.
- Chọn đồ hộp đựng bằng lọ thủy tinh. Bisphenol A (BPA) – một chất làm dẻo khác có thể thẩm thấu vào đồ ăn đóng hộp.
- Khi bạn mua thịt hay pho mát được cuốn bằng khay nhựa dẻo, nên thái bỏ miếng mỏng chỗ tiếp xúc với nhựa dẻo trước khi chế biến.
- Không cho bé chơi đất sét polymer (polymer clays).
- Cách ly bé khỏi đồ đạc mới sơn.
- Không mua sản phẩm làm từ vinyl hoặc PVC (polyvinyl chloride), đặc biệt khi những sản phẩm này dành cho bé mút (gặm) như đồ cho bé gặm mọc răng, ti giả, đồ chơi. Thay vào đó, nên chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên. Nếu bạn mua nhựa, nên chọn sản phẩm làm từ polyethylene hoặc polypropylene.
- Chọn áo mưa, rèm cửa, đồ nội thất… không làm từ vinyl (non-vinyl).
- Tránh dùng nước xịt phòng có mùi thơm trong phòng bé vì nó có thể chứa phthalates. Nên mở cửa sổ để không khí trong lành tự nhiên.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Bảo vệ bé khỏi formaldehyde (08:06:00 05/02/2013)
- Luyện kỹ năng ném – nhặt cho bé (08:03:00 04/02/2013)
- 5 bước dạy bé tập đi (10:40:04 01/02/2013)
- Video: Để dễ dàng cắt móng tay cho bé (09:12:00 15/01/2013)
- Video: Quấn khăn thành địu cho bé (00:03:00 14/01/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Bảo vệ bé khỏi hóa chất phthalates
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo