Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hỏi – đáp mẹ dùng thuốc khi cho con bú

21:37:40 24/12/2012
Gợi ý cho mẹ biết loại thuốc nào có thể ảnh hưởng tới sữa mẹ và loại nào thì an toàn.

>> Thuốc cần tránh khi đang cho con bú
>> Mẹ ốm vẫn có thể cho bú

1. Có phải mọi loại thuốc đều truyền qua sữa mẹ?

- Hầu như bất kỳ loại thuốc nào ngấm vào máu mẹ sẽ được chuyển qua sữa mẹ, tùy mức độ. Hàm lượng thuốc trong sữa mẹ có thể là rất thấp. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, nồng độ thuốc tập trung cao trong sữa mẹ. Bởi thế trong giai đoạn cho con bú, mẹ dùng thuốc nào phải được xem xét riêng biệt.

2. Sức khỏe của bé bị ảnh hưởng thế nào nếu thuốc ngấm vào sữa mẹ?

- Bú sữa mẹ lẫn nồng độ thuốc tạo ra nguy cơ lớn nhất là với bé sinh non, bé sơ sinh và những bé có chức năng thận kém. Rủi ro này sẽ giảm đi với bé từ 6 tháng khỏe mạnh trở lên.

3. Tôi có nên ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc?

- Nếu bạn đang phải dùng một loại thuốc có thể gây hại cho bé, bác sĩ sẽ đề nghị một loại thuốc thay thế an toàn. Nếu không, bé có thể phải ngưng bú mẹ tạm thời, tùy thời gian mẹ cần phải uống thuốc.

Trong thời gian ngưng cho con bú tạm thời, bạn cần thường xuyên vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy để tránh căng sữa, cũng như đảm bảo khả năng sữa tiết đều đặn, sẵn sàng cho bé bú lại sau này. Sữa đã vắt sẽ phải bỏ đi, nếu bác sĩ chỉ định như vậy.

Nếu bạn phải ngưng cho bé bú thường xuyên (điều này thường hiếm), bạn nên hỏi bác sĩ về loại sữa công thức có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của bé khi thiếu sữa mẹ.

4. Những loại thuốc an toàn khi cho con bú?

- Trước khi dùng loại thuốc nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ (dược sĩ) trước. Dưới đây là vài gợi ý các loại thuốc an toàn nhưng chỉ mang tính tham khảo, bạn vẫn nên trao đổi với bác sĩ nếu định sử dụng loại thuốc nào:

+ Thuốc giảm đau: Acetaminophen; Ibuprofen và Naproxen.

+ Thuốc kháng sinh: Fluconazole; Miconazole; Clotrimazole; Penicillins; Cephalosporins.

+ Thuốc kháng histamine: Loratadine và Fexofenadine.

+ Thuốc thông mũi: Thuốc nhỏ mũi dạng xịt (nhỏ giọt) thông thường (cần đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì xem có được dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú hay
không); Thuốc có chứa pseudoephedrine cần dùng thận trọng vì có thể giảm nguồn sữa mẹ.

+ Viên thuốc tránh thai: Viên tránh thai chỉ chứa progestin. Nghiên cứu cho thấy, thuốc tránh thai có chứa estrogen và progestin không ảnh hưởng đến sản lượng sữa mẹ. Tuy nhiên, hãy chờ đợi cho tới khi bé có thói quen bú mẹ vững chắc (khoảng 6-8 tuần) mới bắt đầu dùng thuốc tránh thai.

+ Thuốc tiêu hóa: Famotidine; Omeprazole.

+ Thuốc chống trầm cảm: Paroxetin; Sertraline và Fluvoxamine.

5. Tôi có cần hỏi bác sĩ nếu phải dùng thuốc?

- Tất nhiên là cần. Nếu bạn phải dùng thuốc trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, tốt nhất là bạn phải luôn hỏi bác sĩ trước. Nên tránh dùng thuốc không cần thiết, gồm cả thuốc thảo mộc, vitamin liều cao, thuốc bổ sung…

Ngoài ra, cần chú ý tới thời gian. Ví dụ uống thuốc ngay sau khi vừa cho bé bú mẹ sẽ giảm thiểu ảnh hưởng tới bé.

6. Nếu con tôi có phản ứng thì tôi phải làm sao?

- Khi bạn đang dùng thuốc, nên cần liên tục kiểm tra xem bé có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường, chẳng hạn thay đổi trong ăn uống, thói quan ngủ, nổi mẩn… Nếu bạn thấy bất kỳ thay đổi nào ở bé, cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo