- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
12 điểm nguy hiểm trong nhà dễ bỏ quên (1)
Bên cạnh ổ điện, cầu thang, chất tẩy rửa, đồ ăn nóng… thì cửa sổ, túi nilon, cây cảnh… cũng có thể gây tai nạn (ngộ độc) cho bé tại nhà.
1. Cửa sổ
Cửa sổ không có chấn song sắt (thường gặp ở các khu chung cư) là mối nguy hiểm hàng đầu cho bé mà cha mẹ hay bỏ sót. Bé có thể trèo lên bàn (ghế, giường) rồi leo lên cửa sổ và bị rơi xuống.
Do đó để an toàn, cha mẹ nên lắp đặt chấn song sắt ở cửa sổ. Không kê đồ nội thất gần cửa sổ. Nếu là cửa sổ thông gió, với ô nhỏ ở trên cao thì cha mẹ cũng không nên chủ quan. Bởi cửa số thông gió tuy nhỏ với người lớn nhưng bé vẫn chui lọt và tuy ở trên cao nhưng bé vẫn có thể bắc ghế trèo lên. Vì thế, với cửa sổ thông gió, cha mẹ cũng nên lắp đặt các chấn song an toàn.
2. Túi nilon
Túi nilon có thể làm bé bị hóc, nghẹn nếu bé chẳng may ăn phải. Để phòng tránh, với túi nilon bẩn, cha mẹ nên bỏ gọn gàng vào thùng rác. Đồng thời, đảm bảo thùng rác ở xa tầm tay của bé. Với những túi nilon sạch, để sử dụng, cha mẹ nên gập ngăn nắp, treo (cất) ở chỗ cao, thoáng và kín đáo.
3. Bồn cầu
Cha mẹ biết bồn tắm là nơi không an toàn cho bé nhưng đừng bỏ qua bồn cầu. Dù bồn cầu có ít nước khiến bé không thể chết đuối nhưng bé có thể cắm đầu vào đó nếu mải với theo một đồ chơi hay một đồ vật bị rơi trong toilet.
Không bao giờ được để bé một mình trong nhà vệ sinh, dù chỉ trong chốc lát. Ngoài ra, bạn có thể cài đặt khóa nắp bồn cầu, đề phòng bé nhấc nắp lên rồi bị kẹp tay (hay kẹp "chim") vào đó.
4. Các loại dung dịch vệ sinh cá nhân
Dầu gội đầu, xà phòng thơm và các sản phẩm vệ sinh cá nhân khác có thể làm bé bị ngộ độc nếu bé ăn phải. Các chất tẩy rửa cũng thuộc nhóm này. Bởi thế cha mẹ nên cất đồ trang điểm, kem, sữa, chất khử mùi… ở nơi an toàn, xa tầm tay tò mò của bé.
5. Lò vi sóng
Nên chọn các loại lò không có núm tay cầm để bé không dễ mở được. Nên đặt lò vi sóng ở nơi vững chắc, an toàn và bé không với tới được. Tránh đặt lò ở những nơi thiếu vững chắc, có thể đổ vào người bé.
6. Đồ cổ
Đồ cổ có thể chứa chì, nguy hiểm cho bé nếu bé tiếp xúc với đồ cổ. Nếu bạn có đồ cổ hoặc những đồ vật cũ, nghi ngờ bị nhiễm chì thì bạn nên loại bỏ hoặc cất trong những căn phòng mà bé không tới được.
Ngọc Huê
- 5 vấn đề sức khỏe ở bé mới sinh (09:57:00 16/12/2012)
- Làm giàu vốn từ cho bé (08:35:00 14/12/2012)
- Ngôn ngữ và nhận thức của bé 24 tháng (21:30:00 12/12/2012)
- Ngôn ngữ và nhận thức của bé 23 tháng (08:54:00 12/12/2012)
- Ngôn ngữ và nhận thức của bé 22 tháng (10:11:00 11/12/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |