- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Viêm tai giữa mủ ở bé
Bé sau khi bị cảm cúm hoặc sau khi bơi lội nếu xuất hiện các triệu chứng đau tai, lỗ tai chảy mủ ra ngoài, hiện tượng này gọi là viêm tai giữa mủ. Viêm tai giữa mủ phát sinh như thế nào?
Viêm mũi họng cấp tính ảnh hưởng tới viêm tai giữa
Bình thường tai giữa là một khoang kín chỉ thông với vòi nhĩ. Vòi nhĩ là một đường thông giữa bên ngoài với tai giữa qua khoang mũi họng và chính là con đường nhiễm khuẩn gây viêm tai giữa mủ. Khi xoang, mũi, họng bị nhiễm khuẩn như bị cảm cúm, viêm mũi cấp tính, viêm amiđan cấp tính, viêm vòi nhĩ kéo dài, khiến niêm mạc vòi nhĩ sung huyết, cản trở vận chuyển niêm dịch, vi trùng xâm nhập vào tai giữa.
Nước bẩn vào tai: Các bé mùa hè hay bơi lội, nếu bơi trong nước bể bẩn, để cho nước bẩn qua họng, mũi vào vòi tai dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa.
Nhiễm khuẩn từ ngoài do tổn thương màng nhĩ: Màng nhĩ bị thủng do chấn thương do các vật sắc nhọn đâm vào tai, hoặc đặt ống thông khí vô khuẩn..., vi khuẩn gây bệnh từ ống tai ngoài trực tiếp vào tai giữa.
Nguyên nhân viêm tai giữa do các viêm ở mũi họng, chủ yếu do viêm V.A.
Do tắc vòi tai: Thường gặp do sùi, u ở vòm họng, do viêm mũi – xoang mủ.
Làm thế nào để phát hiện viêm tai ở bé: Viêm tai ở bé thường diễn biến theo hai thời kỳ với các triệu chứng khác nhau rõ rệt.
Thời kỳ ứ mủ
- Bé bị viêm mũi họng: Sốt, chảy mũi, ho.
- Ở bé nhũ nhi thường kèm theo rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, phân sống, nôn trớ. Đau tai rõ rệt, làm bé quấy khóc, kém ngủ, bỏ bú, chạm vào tai sẽ làm cho bé khóc thét.
Khám tai: Màng tai đục, đỏ sau đó xám bệch, phồng ra ngoài, làm mất các mốc giải phẫu như: tam giác sáng và cán búa.
Thời kỳ vỡ mủ
Các triệu chứng giảm đi nhanh chóng khi mủ được chảy ra: toàn trạng bé khá lên, giảm sốt, hết tiêu chảy, đau tai cũng giảm dần.
Khám tai: Màng tai dày, ẩm, có lỗ thủng ở giữa hay trước dưới màng căng, lỗ thủng thường nhỏ, chỉ nhận thấy qua ánh của dịch khi lau sạch dịch ở ống tai ngoài và màng nhĩ.
Dịch tai lúc đầu loãng, trong, màu vàng chanh, sau đặc dần thành mủ nhày.
Về điều trị
- Nếu được phát hiện sớm, chích rạch dẫn lưu chủ động, hoặc sau vỡ mủ, làm thuốc tai cẩn thận sẽ khỏi trong vòng 1-2 tuần. Màng tai liền tốt, không để lại di chứng.
- Nếu không được điều trị tốt sẽ thành viêm tai giữa mủ mãn hoặc viêm tai xương chũm cấp.
Các biến chứng có thể gặp
- Liệt mặt do tổn thương dây thần kinh VII ( bé mắt nhắm không kín, mồm lệch sang một bên).
- Viêm màng não.
Phòng bệnh bằng cách nào? Giải quyết sớm các ổ viêm vùng mũi họng như nạo V.A, điều trị viêm mũi xoang; làm thông vòi tai ngay khi bị tắc bằng thổi hoặc bơm hơi vòi nhĩ.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
- Bé đái dầm (08:00:00 09/04/2008)
- Thiếu ngủ ảnh hưởng đến tính cách bé (07:47:00 09/04/2008)
- Bé bị chảy máu mũi (máu cam) (00:03:00 09/04/2008)
- Chứng phù ở bé (14:34:00 05/04/2008)
- Thời gian ngủ của bé (09:39:00 04/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |