- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé đái dầm
Đái dầm là một hiện tượng thường gặp ở bé, khi bé không tự kiểm soát được vấn đề tiểu tiện của mình.
Ở những năm đầu đời, bé tường bị đái dầm nguyên phát, do bàng quang của bé còn nhỏ hẹp, sự phát triển về nhận thức chưa cao nên không có khả năng kiểm soát tiểu tiện. Nhưng đến khoảng 4-5 tuổi, hầu hết bé đều nhận thức được khi nào bàng quang có cảm giác căng đầy, và bé có khả năng nhịn tiểu để tìm bô hoặc toilet. Nếu lúc này bé bị đái dầm thì bố mẹ nên chú ý để giúp đỡ bé khắc phục tình trạng này.
Nguyên nhân của tật đái dầm?
Bé đái dầm do nhiều nguyên nhân, như rối loạn nhận thức khi ngủ, rối loạn động học bàng quang, chậm trưởng thành hoặc do một vài yếu tố tâm lý. Để tìm ra nguyên nhân đái dầm, bé sẽ được bác sĩ chuyên khoa khám lâm sàng hặc cho làm xét nghiệm nước tiểu.
Phương pháp điều trị:
Đái dầm không phải là tội lỗi, vì vậy cha mẹ không nên trách mắng hoặc giễu cợt làm ảnh hưởng tới lòng tự trọng của bé. Cần an ủi và giáo dục bé về ý thức tiểu tiện, có thể khắc phục bằng cách điều trị “tác động” và điều trị “hành vi”.
Điều trị tác động: Cha mẹ nên khuyến khích bé không uống nhiều nước trước khi đi ngủ và cho bé tiểu tiện trước khi ngủ. Đồng thời, mỗi sáng ngủ dậy hãy hướng dẫn bé dọn dẹp phần giường mà chúng đã đái dầm để chúng ý thức được sự rắc rối của tình trạng này. Nếu bé tiến triển tốt, cha mẹ đừng quên khen thưởng bé khi bé không đái dầm ban đêm. Điều này sẽ có tác động tích cực, tỷ lệ ngưng đái dầm sẽ chiếm khoảng 25% và ít có tái phát.
Điều trị hành vi: Ban đêm, khi bé đang ngủ, bạn hãy đánh thức bé dậy để nhắc con đi tiểu. Khoảng cách thời gian đánh thức nên giảm dần qua từng đêm.
Sử dụng dụng cụ báo động: là một đồ nhỏ gắn trực tiếp vào quần của bé. Khi bé đái dầm, dụng cụ này sẽ phát ra âm thanh hoặc rung để báo hiệu. Nên kết hợp với các pháp điều trị khác hoặc dùng thuốc để đạt hiệu quả cao. Nếu 3 tuần liên tiếp bé không còn đái dầm thì có thể ngừng sử dụng dụng cụ này.
Trong trường hợp điều trị bằng phương thức giáo dục, tác động không thành công, mới nên lựa chọn cho bé dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc này không được sử dụng ở bé dưới 5 tuổi, và cũng nên hạn chế đối với bé dưới 8 tuổi. Chúng có thể gây ra một vài tác dụng phụ, thậm chí có thể gây tử vong nếu uống quá liều. Vì vậy, cha mẹ cần cân nhắc trước khi lựa chọn bé điều trị bằng thuốc.
Theo Bệnh Viện Nhi Đồng 1
- Thiếu ngủ ảnh hưởng đến tính cách bé (07:47:00 09/04/2008)
- Bé bị chảy máu mũi (máu cam) (00:03:00 09/04/2008)
- Chứng phù ở bé (14:34:00 05/04/2008)
- Thời gian ngủ của bé (09:39:00 04/04/2008)
- Giày xinh cho bé gái (09:19:00 04/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |