- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Phòng cảm lạnh sau sinh
Sau khi sinh, sản phụ vừa bị mất nhiều máu, vừa bị mất nhiệt nên rất yếu, dễ bị cảm lạnh.
Nguyên nhân và dấu hiệu
Theo tiến sĩ – bác sĩ Trần Quốc Bình (Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương), phụ nữ sau sinh sức đề kháng giảm, bộ máy hô hấp kém nên gặp lạnh dễ mắc bệnh. Theo Đông y, cảm lạnh do bị ngoại cảm xâm nhập, gây ra phong hàn hoặc phong nhiệt. Đối với thể phong hàn, thường thấy đau đầu và khớp xương, họng ngứa, chảy nước mũi loãng, có thể sốt hoặc không. Phong nhiệt thấy sốt rõ rệt. Thời gian đầu thường bị đau đầu, họng đau, miệng khô, hắt hơi nhiều, ho có đờm…
Theo bác sĩ Trần Quốc Bình, cảm lạnh còn có thể làm tắc sữa, ít sữa hoặc tiêu hẳn sữa gây căng tức đầu vú hai bên do phong hàn. Nếu để nặng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: Viêm phế quản mãn tính, đau dây thần kinh ngoại biên…
Theo thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Thị Phúc (Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Hưng Yên), trường hợp sản phụ đêm ngủ hay ra mồ hôi trộm là do âm hư. Nếu tắm hay bật quạt, sản phụ sẽ bị nhiễm lạnh. Lúc này, sản phụ tuyệt đối không dùng khăn lạnh lau mà chỉ lấy khăn bông khô thấm cho hết mồ hôi và mặc đồ ấm. Sản phụ nên ăn những thức ăn như thịt nạc, trứng gà giúp bổ máu; ăn nhiều hoa quả như cam, đu đủ, carrot, rau xanh… để bổ sung các vitamin.
“Nhiều người đêm nằm, dịch chảy xuống dưới họng, rồi xuống đại tràng dẫn tới viêm đại tràng. Bệnh mãn tính dẫn tới cứ thay đổi thời tiết là bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm mũi do lạnh” – thạc sĩ Nguyễn Thị Phúc nhấn mạnh.
Thạc sĩ Phúc cho biết, phụ nữ sau sinh giống như vừa “lột xác”, sức khỏe thường yếu do mất sức, đau đớn khi vượt cạn; lại thay đổi giấc ngủ, ăn uống do phải chăm con, cho con bú… Bởi vậy mới sinh xong, sức đề kháng kém nên sản phụ cần kiêng gió, nước lạnh để tránh bị cảm. Ra đường, sản phụ phải đội nón mũ khi trời nắng, mặc áo dài chứ không mặc áo cộc; sản phụ nên ăn chín uống sôi, ăn đồ nóng.
Tiến sĩ Trần Quốc Bình tư vấn để phòng cảm lạnh, phụ nữ sau sinh cần chú ý giữ ấm cơ thể. Chị em có thể tắm, nhưng nên tắm nhanh, khoảng 10-15 phút, trong phòng kín gió. Việc gội đầu cũng nên được tiến hành theo cách tương tự. Sau khi tắm, sản phụ cần lau khô người bằng khăn bông mềm và mặc quần áo ấm để tránh bị lạnh. Khi ngủ, sản phụ nên đắp chăn ấm để tránh bị viêm họng. Sản phụ không nên dùng thức ăn lạnh vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa, ruột bị kích thích như viêm đại tràng sau đẻ, đầy bụng, khó tiêu.
Phân biệt cảm lạnh với cảm cúm Cảm cúm và cảm lạnh đôi khi có triệu chứng giống nhau nên dễ chẩn đoán nhầm. Nếu không phát hiện kịp thời, cảm lạnh dễ biến chứng làm bệnh nặng hơn và khó điều trị: - Cảm cúm: Biểu hiện thường gặp là viêm họng, sốt cao, đau đầu, đau cơ, ho khan. Triệu chứng thường đến bất ngờ, mệt mỏi kéo dài hàng tuần và đau nhức toàn thân. - Cảm lạnh: Thường có chảy nước mũi, ngạt mũi, sốt nhẹ, có trường hợp không bị sốt, ho có đờm, cơ thể hơi gai lạnh. Người mệt mỏi, kéo dài 3–4 ngày, hay ra mồ hôi trộm, đau nhức toàn thân. |
Ngọc Huê
(tổng hợp)- Chăm sóc sức khỏe sau sinh (09:34:00 06/03/2013)
- Tắm và vệ sinh vùng kín sau sinh (07:44:00 05/03/2013)
- Thẩm mỹ sau sinh (10:42:00 03/03/2013)
- Cách chăm sóc vết mổ sau sinh (08:05:00 01/03/2013)
- Rạch tầng sinh môn và cách chăm sóc sau sinh (07:33:00 28/02/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |